Sunday, February 15, 2009

Cách-lỗ phái (zh. 格魯派, bo. gelugpa དགེ་ལུགས་པ་), nguyên nghĩa "tông của những hiền nhân", cũng được gọi là Hoàng mạo phái (黃帽派) vì các vị tăng phái này mang mũ màu vàng, là một trong bốn tông tại Tây Tạng do Tông-khách-ba thành lập. Tông này đặc biệt nhấn mạnh đến Luật tạng (sa., pi. vinaya) và nghiên cứu kinh điển. Căn bản của cách tu tập trong tông này là những bộ luận Bồ-đề đạo thứ đệ (bo. lam rim ལམ་རིམ་) và những tác phẩm nói về học thuyết của các trường phái. Kể từ thế kỉ thứ 17 tông này có trách nhiệm chính trị tại Tây Tạng, với sự có mặt của Đạt-lại Lạt-ma, được xem là người lĩnh đạo chính trị và tinh thần của nước này.

Giáo pháp của phái Cách-lỗ dựa trên các bộ luận của Tông-khách-ba và hai vị đại đệ tử là Giá-tào-kiệt (zh. 賈曹杰, bo. gyaltshab, 1364-1432) và Khắc-chủ-kiệt (zh. 克主杰, bo. kherub, 1385-1438). Sau một cuộc gặp Văn-thù-sư-lợi trong lúc nhập định, Sư biên soạn một bộ sách về giáo lí Trung quán (sa. madhyamaka) có ảnh hưởng trực tiếp đến tông Cách-lỗ. Trong những tập sách giảng giải về các phương pháp thiền quán, Tông-khách-ba chỉ rất rõ phương tiện để hành giả có thể đạt được tri kiến Trung quán đó. Những tập sách này thường bắt đầu bằng những lời về sự không toàn diện của Luân hồi và cách phát triển Bồ-đề tâm. Sau đó là phần khai thị để chứng được tính Không.

Phép tu thật sự nằm ở chỗ làm sao đạt được Định. Sư hướng dẫn rất rõ trong các tác phẩm của mình, hành giả phải phối hợp cân đối giữa Chỉ (sa. śamatha) và Quán (sa. vipaśyanā) thế nào để đạt được mục đích này. Song song với cách tu luyện này, giáo pháp Tantra cũng được xem là phương pháp đặc biệt để đạt sự phối hợp cân đối đó.


(Giản thể: 甘肃; Phồn thể: 甘肅; Bính âm: Gānsù; Wade-Giles: Kan-su, Kansu, hoặc Kan-suh) là một tỉnh ở phía tây bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cam Túc nằm giữa tỉnh Thanh Hải, Nội MôngCao nguyên hoàng thổ, giáp với Mông Cổ về phía bắc. Sông Hoàng Hà chảy qua phía nam tỉnh này. Dân số Cam Túc là 25 triệu người (1997) và tập trung nhiều người Hồi. Tỉnh lỵ là Lan Châu nằm ở đông nam tỉnh này.

Cam Túc có tên gọi tắt là Cam hay Lũng (陇/隴), cũng còn gọi theo tên cũ là Lũng Tây hay Lũng Hữu vì có núi Lũng ở phía đông Cam Túc. (Theo Wikipedia)

People

Dân tộc

Hầu hết (vào khoảng 92 phần trăm ) một tỉ rưỡi người sinh sống trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc đều là người gốc Hán . Người Hán và phần lớn sinh sống trong vùng trung tâm Trung Quốc , dọc theo duyên hải miền đông với mật độ dân cư cao , một khu vực tương đương với miền đông duyên hải Hoa Kỳ và tới tận sông Mississipi , khoảng chừng một phần ba lãnh thổ Trung Quốc .

Nền văn hóa Trung Hoa khởi đầu tiến hóa trong các miền đất phì nhiêu nằm giữa hai con sông lớn , Hoàng Hà và Dương Tử Giang , hơn 3000 năm trước đây . Đến khi người Trung Hoa phát triển phương pháp phức tạp về cách chế ngự sông ngòi ngập lụt và dẫn thủy nhập điền , thì nền nông nghiệp được đà tiến triển nhanh , như cố đô Trường An biến thành đô thị lớn (Giờ đây là thành phố Tây An , Xían ) . Vài phát minh mới như cách chế tạo giấy , hệ thống chữ viết phức tạp và hệ thống sĩ phu trí thức (1), cũng như về thuốc súng , đồ sứ , và tơ lụa . Thời gian trôi qua , dân số Hán trong vùng trung tâm gia tăng và nảy nở , người Hán dần dần phát triển về phương nam sông Dương Tử và tiến qua phía bắc Hoàng Hà , cũng như vào sâu hướng tây vào miền bây giờ gọi là tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) .

Bên ngoài vùng đông dân Hán tương đối thuần nhất (homogeneous) tại trung tâm Trung Quốc , là vùng ngoại biên Vạn Lý Trường Thành . Nơi đây sinh sống của nhiều dân tộc như người Tây Tạng , Mông Cổ , Hồi Hột , Miêu (Miao) , Hồi (Hui) , Đồng , Di (Yi) , Thái (Dai) và các sắc dân khác .

Các nhóm dân này đã có nhiều quan hệ phức tạp đến dân Hán qua nhiều thế kỷ . Có dân tộc đã chiếm đóng Trung Hoa (Mông Cổ, Tây Tang (cái này không đúng a ! (1A) , Mãn Châu . Có nhóm theo sử học lại khá độc lập với Trung Hoa (Di, Miêu, Hà Nhì (Hani)(2)) , có nhóm bị đồng hóa (assimilated) khá nhiều (người Mãn , người Choang (3) , và các dân tộc khác (người Tạng , Hồi Hột (Uighur) vẫn giữ được tính riêng biệt đậm nét . (4)

Ngày nay con cháu dòng dõi các nền văn hóa đó đều là công dân nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa . Trên quốc kỳ có năm ngôi sao tượng trưng cho năm dân tộc chính : Hán , Tạng , Mông , Mãn và Hồi . (5) Dân Hán chiếm đa số , vẫn là số đông , còn các dân tộc khác được có danh hiệu (label) là "dân tộc thiểu số" theo như nhà cầm quyền Bắc Kinh . Có khoảng 55 sắc dân chính thức được công nhận , chiếm vào khoảng 8 phần trăm dân số , 125 triệu người .

Đối với người phương Tây , dân tộc phi Hán thông thường có lẽ được hiểu là dân Tạng . Trong thế kỷ thứ 7 , bắt đầu từ trung tâm Tây Tạng , không xa thủ phủ Lhasa , dân Tạng thống nhất dưới triều đại vua Songtsen Gampo , các binh đoàn chiếm hữu miền đất bây giờ gọi là Tân Cương và một phần đất đai Ladakh (Ấn Độ ) và bành trướng về phương bắc và đông trong suốt thế kỷ thứ 8 , và có lần tiến chiếm cố đô của Trung Hoa thời bấy giờ là Trường An . Tây Tạng trở thành nước theo Phật giáo và triển khai chữ viết . Đế quốc Tây Tạng ngự trị khoảng hai thế kỷ . Quốc gia này tan biến thành những nước nhỏ . Nước này bị quân Mông đánh bại dưới thời Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) năm 1207 . Những năm về sau một Đại Hãn theo Phật giáo Tây Tạng , và Hốt Tất Liệt (1215-1294) (6) trở thành người đỡ đầu cho Phật giáo , tạo ra một mối liên kết giữa hai nền văn hóa mà đến nay vẫn còn tồn tại . Sau khi Mông Cổ mất dần thế lực ở thế kỷ 14 , Tây Tạng lấy lại độc lập nhưng vẫn còn là những nước bị xâu xé từng mảnh , lần này dưới quyền cai trị của giới tăng lữ (monastery) , trung tâm của quyền lực kinh tế và học thuyết .(7) Vào thế kỷ 17 Tây Tạng rơi vào một thế lực , một giáo phái tăng lữ cải cách (Gelug hay là Hoàng Mạo Phái (Yellow Hat Sect ) đứng đầu là Đạt Lai Đạt Ma . Cho đến thế kỷ 20 , Tây Tạng tương đối vẫn còn là nước tự trị , với nền kinh tế theo kiểu phong kiến và nền văn hóa tập trung xung quanh các tu viện to lớn , được cai quản bởi trung tâm (Lhasa) với Phật Sống thừa kế Đạt Lai Đạt Ma hoặc là với quan nhiếp chính (regent) .

Sau khi quân đội giải phóng nhân dân của Mao Trạch Đông kiểm soát Trung Hoa năm 1949 , chính quyền Trung Hoa bắt tay vào việc chiếm đóng những miền ngoài Vạn Lý Trường Thành , bao gồm Tây Tạng , và những vùng sa mạc nằm về hướng tây . Những năm sau , bộ đội Trung Hoa xâm chiếm miền đông Tây Tạng , Kham và Amdo và đồng hóa sáp nhập vào tỉnh Tứ Xuyên , Thanh Hải và Cam Túc (Gansu) . Năm 1959 , Đức Đạt Lai Đạt Ma 14 trốn thoát từ Lhasa vào tận Ấn Độ , và người Trung Hoa hoàn toàn kiểm soát miền trung tâm và miền tây Tây Tạng .

Nguyên thủy , các bộ tộc du mục rời rạc Mông Cổ đã kết hợp , đóng một vai trò chủ chốt trong lịch sử Trung Quốc và phần còn lại của châu Á , Đầu thế kỷ 13 Thành Cát Tư Hãn đã dẫn dắt các bộ tộc nhỏ , chiến thắng và liên kết được bộ tôc khác Mông Cổ . Quân đoàn năng động cao Mông Cổ , tất cả đều là kỵ binh , tiến đánh các vùng đất chung quanh . Thành Cát Tư Hãn chiếm đóng các vùng bây giờ gọi là Nội Mông , Cam Túc , Tân Cương và Tây Tạng . Con trai và cháu nội ông ta chiến thắng phần lớn nước Nga , những vùng quanh biển Caspian , Iran , Afghanistan , và Iraq , sau đó Thổ Nhĩ Kỳ và Syria . Họ cũng xâm chiếm miền trung tâm Trung Hoa , cũng như lãnh thổ Vân Nam , vào tận Miến Điện .

Hốt Tất Liệt , cháu nội Thành Cát Tư Hãn , thành lập một triều đại mới , nhà Nguyên (Yuan), cai trị nước Trung Hoa khoảng một thế kỷ , từ 1280 đến 1368 . Trong suốt thời gian cai trị nói trên , người Mông cải đạo thành một loại Giáo phái Phật giáo Tây Tạng . Nhà Minh đánh bại lật đổ nhà Nguyên (1368-1644) . Nền văn hóa Hán tộc tái xác nhận quyền thống trị , người Mông Cổ quay trở về đất tổ của họ . Họ tiếp tục thành lập các đồng minh quân sự và chính trị qua từng thời kỳ nhưng không bao giờ lấy lại quyền lực như xưa . Qua nhiều thế kỷ , người Hán tiến dần vào đất Nội Mông , xâm lấn (encroach on) vào các miền đồng cỏ , cày xới đất đai và xây cất nhà cửa .

Chính vì sự gậm nhấm , thâm nhập nhỏ giọt của dân định cư từ các phần khác Trung Hoa , mật độ dân cư của Nội Mông bây giờ ít hơn 20 phần trăm dòng dõi người Mông . Nhiều người Mông vùng này sinh sống trong các thành phố , trị trấn , nhưng vẫn còn có người sinh sống trên các cánh đồng cỏ , ở tạm trong các lều " Ger" (lều có nóc dạng hình cong (dome )) , bầy ngựa , trâu bò hay dê cừu nhai cỏ gần đấy . Miền bắc Tân Cương , và rải rác Thanh Hải và Vân Nam , có từng nhóm dân Mông . Nhóm này ở lại sau khi đoàn quân cha ông từng chiếm đóng các vùng này ngày xưa vào thế kỷ 13 .

Lịch sử của các sa mạc miền tây và các rặng núi , được ám chỉ đến một miền gọi là Thổ-Trung (Chinese Turkestan hay là miền Trung Tâm Trung Quốc) , và hiên nay thuộc tỉnh Tân Cương , rất phức tạp , một câu chuyện về ngoại xâm và nội chiến . Dân số chính trong các ốc đảo quanh Sa mạc Takla Makan là người Hồi Hột (Uighur) .

Dân Hồi Hột là dân nói tiếng thuộc gốc Thổ (Turkic , như dân tộc Uzbeks, Kirghiz và Kazakhs) , nguồn gốc từ các dân du mục trên các thảo nguyên bây giờ thuộc nước Mông Cổ . Họ di cư về miền tây , nhưng không như sắc dân nói tiếng gốc Thổ , họ ở lại trở thành dân định canh trên các ốc đảo và phát triển thành một nền văn hóa có chữ viết khá tinh vi . Vào thế kỷ 9 , người Hồi Hột kiểm soát toàn vùng sa mạc Takla Makan . Sau đó bị dân Mông Cổ đánh bại và họ lui sâu vào trong .

Giống như Samarkand và Venice (8) , dù nằm dưới độ vĩ một chút , việc định cư tại các ốc đảo này trở nên giàu có nhờ sự thương mại qua lại của Con Đường Tơ Lụa , từng lữ đoàn caravan nối kết giữa hai miền Trung Hoa và Ba Tư (Persia) , Ấn Độ , Địa Trung Hải và Âu châu . Ốc đảo là quê hương của nhiều sắc dân - Ả rập , Ba Tư và nhiều dân tộc khác kể cả một số dân châu Âu - được lôi cuốn bởi thương vụ này . Việc giao thương trên tuyến đường này từ thế kỷ 12 đến 15 , sau đó đã biến chuyển qua đường biển (ít bị cướp và vấn đề chính trị ) . Các miền ốc đảo trở nên ảm đạm đen tối , biến thành các tiền đồn hẻo lánh (isolated outposts) đấu tranh quyền lực bởi các sứ quân và ít khi được sự kiểm soát bởi chính quyền trung ương .

Dân Hồi Hột vẫn là dân nông nghiệp và thương vụ . Trong những năm gần đây , họ nổi danh là các doanh nhân trong thành phố thuộc miền trung Trung Quốc , buôn bán đủ thứ từ món kebab và bánh mì dẹp (flatbread) cho đến tơ lụa và các đồ quí giá từ Tân Cương .

Một trong những hậu quả (hệ quả ) của giao thương Con Đường Tơ Lụa là để lại các vùng định cư ở ốc đảo , và cuối cùng tại miền Trung Tâm Trung Quốc , về một tôn giáo mới du hành từ phương tây - Phật giáo , Manicheaism , và sau rốt là đạo Hồi - được mang theo do các lái buôn , du khách , và các nhà tu hành . Khoảng thế kỷ 12 , hầu hết dân số nơi đây theo Hồi giáo .

Tại Trung Quốc , một dân tộc được định danh theo đạo giáo là dân Hồi (Hui) , là những người theo đạo Hồi (Muslim) . Người Hồi (ngày nay tổng số vào khoảng 10 triệu ) sống trong nhiều vùng ở Trung Quốc , nhưng vùng chủ yếu là những dãy đất nằm trên Hoàng Hà thuộc tây bắc Trung Quốc , trong các tỉnh Thanh Hải , Cam Túc và Ninh Hạ (Ningxia) . Cũng có vài cộng đồng lớn người Hồi tại vài thành phố miền Trung Tâm , kể cả Tây An và Quảng Châu , nơi đây họ xây cất đền thờ mosque và thường có các chợ búa riêng . Chữ viết tắt Hồi là do đặt tên cho những người Hán cải đạo thành đạo Hồi nhưng thật ra có thể nguồn gốc xưa kia của họ bắt nguồn từ dòng dõi của các thương gia Ba Tư hay Ả Rập cũng như là người Hán theo Hồi giáo .

Trên các rặng núi dọc theo biên thùy Trung Quốc ngày nay có nhiều sắc dân đủ chủng tộc và văn hóa .Vài dân tộc hình thành một nước và có hơi hướm như tính cách quốc gia . Vài tộc phát nguyên từ miền đất thấp phì nhiêu và qua thời gian bị đẩy tận ra gần vùng biên ải xa xôi (marginal areas) ; vài dân khác hình như chỉ biết sống miền thượng du . Những vùng đa dạng , nói theo nghĩa dân tộc , là các đồi núi miền nam và tây nam các tỉnh Quảng Tây , Quí Châu và Vân Nam . Nơi đây sinh sống đa số là người Mèo (H'mong) , ở Trung Quốc gọi là Miêu (Miao) , Đồng , Dai (Thái) , Di , và Hà Nhì (Hani) và nhiều dân tộc thiểu số khác .

Trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh (Long March) , khi lực lượng của Mao Trạch Đông kiểm soát được Trung Hoa , các quân đoàn tiến sâu vào Quí Châu và Quảng Tây . Đối với dân trong làng , đây là lần đầu họ tiếp xúc với dân Hán , và bắt đầu quá trình trong việc hợp tác thành một nước Trung Hoa vĩ đại .(9) Cho đến ngày nay , nhiều sắc dân trong các đồi núi miền nam và tây nam còn khá xa lạ với dòng cuộc sống chính Trung Quốc , hoa quả lúa gạo cấy trồng , ngô bắp và hạt kê ; dùng sức thú vật và sức người ; và vẫn nói tiêng riêng của họ , mặc dầu bây giờ con cháu của họ ra ngoài tỉnh thành trong miền Trung Trung Quốc làm việc hay muốn học cao hơn .(10)

Trong các rặng núi miền tây và bắc tỉnh Tân Cương sinh sống bởi một số ít sắc dân bán du mục : Kirghis ,Tajik, Kazakh, Tuvan và một số dân Mông Cổ . Một số di cư xuống các thành phố như Kashgar và Urumqi , nhưng phần lớn sinh sống trong các ngôi làng nhỏ vào muà đông , và mùa hè - họ di chuyển với đàn gia súc dê , lạc đà,bò lông dài, trừu đến các vùng đất cao có cánh đồng cỏ - trong các lều , nhà kiểu "yurt" . Một số lớn dân tộc thiểu số sống rải rác tại biên ải lân cận các nước láng giềng (Kyrgyzstan,Nga, Tajikistan,Kazakhstan, Mông Cổ và Afghanistan ) .


1. an elite educational system .
2. Qua lịch sử, Tây Tạng đã từng là một quốc gia hùng mạnh. Đời nhà Đường, vua Tây Tạng với quốc hiệu Thổ Phồn là Khí Tông Lộng Tán hay còn gọi là Tùng Tán Can Bố (Songtsần Gampo) đã đem binh tới tận Trường An, buộc Đường Thái Tông Lý Thế Dân phải gả Văn Thành công chúa cho ông tạ Cuộc hôn nhân giữa ông vua được lịch sử diễn tả rất đẹp trai, tài cán phi thường với cô công chuá Đường Trào và Công chúa nước Nepal là Ba Lợi Khố Cơ (Bhrikuti) đều là 2 người sùng đạo Phật đã biến ông vua hiếu chiến thành một người sùng đạo, và được coi là vị vua đầu tiên mở mang Phật Giáo ở Tây Tạng. Cuộc hôn nhân giữa vua Khí Tông Lộng Tán và hai công chúa nhà Đường và Nepal đã để lại những di tích lịch sử nổi tiếng cho tới ngày nay như điện Bố Đạt Lạp (Potala), Đại Chiêu Tự (Jokhang)...

Đến đời Đường Trung Tông, vua Đường còn gả công chuá Kim Thành cho vua Khí Lệ Súc Tán. Trong suốt đời Tống, nước Tàu phải đối địch với nước Liêu, Tây Hạ, nước Kim không có liên hệ gì với Tây Tạng. Đến đời nhà Nguyên, theo nạn chung, Tây Tạng bị Mông Cổ xâm chiếm, nhưng Tây Tạng vẫn là một bộ tự trị, Thành Cát Tư Hãn không đặt quan cai trị, mà còn nhờ những vị cao tăng Tây Tạng giúp Mông Cổ chế ra chữ viết, nhà sư Phát Tư Ba được Hốt Tất Liệt phong làm quốc sư, Đại Bảo Pháp Sư Mông Cổ kiêm Pháp Vương và Tạng Vương Tây Tạng. Vào thời Minh, Tây Tạng vẫn tiếp tục là nước độc lập.

Vào thời nhà Thanh, Tây Tạng gặp loạn Tang Kiết, bị quân Mông Cổ của Cát Nhĩ Đan xâm chiếm, Khang Hy cử quân can thiệp nhưng vẫn không đặt quan cai trị. Trong thời Khang Hy và Ung Chánh, nhà Thanh đã sáp nhập vùng đất Khương Tạng và An Đa hay Đường Tạng vào lãnh thổ nhà Thanh, nhưng Tây Tạng vẫn do Đạt Lai và Ban Thiền Lạt Ma cai quản. Mãi tới đời Càn Long sau khi sai Phúc Khang An và Tôn Sĩ Nghị đưa quân đánh đuổi cuộc xâm lăng của Khuyếch Nhĩ Khách (Gurkha), Càn Long mới đặt vị Trú Tạng Đại Thần đứng ngang hàng với hai vị Đạt Lai và Ban Thiền trông coi chính sách Tây Tạng. Nhà Thanh suy vi, ngày 14 tháng 2 năm 1913, Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 tuyên bố Tây Tạng độc lập.

Qua lịch sử cho thấy Tây Tạng chưa bao giờ là một phần lãnh thổ Trung Hoạ Khi bị Trung Cộng đe doạ chính quyền Tây Tạng cầu cứu Liên Hiệp Quốc trong năm 1949, Anh và Ấn Độ chủ trương không can thiệp, nhưng đa số các nước trên thế giới đều nói rằng đây cuộc xâm lược trắng trợn. Qua các cuộc tranh luận ở Liên Hiệp Quốc nhiều nước nói rằng qua lịch sử mấy ngàn năm, Tây Tạng là nước độc lập, tự do nhiều hơn đa số các nước trong Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. (Theo nét)

2. Hani , người ta chưa biết rõ nguồn gốc của người Hà Nhì, tuy tổ tiên họ, tộc người Khương, đã di cư từ vùng cao nguyên Thanh Tạng xuống phía nam từ trước thế kỷ thứ bạ Theo lời truyền miệng của người Hà Nhì thì họ có nguồn gốc từ người Di (Yi), tách khỏi nhau thành bộ tộc riêng biệt 50 đời về trước. Ngôn ngữ Hà Nhì là thuộc nhánh ngôn ngữ Di, họ ngôn ngữ Tạng - Miến. Theo lời truyền miệng thì người Hà Nhì đã từng có một thứ chữ viết, nhưng thứ chữ này đã bị thất lạc khi di cư từ Tứ Xuyên xuống phía nam. Giờ đây họ sử dụng chữ cái Latinh làm chữ viết. (Theo Wikipedia)
3. Choang : Người Tráng (tiếng Tráng: Bouчcueŋь/Bouxcuengh; Hán tự: 壯族; bính âm: Zhuàngzú; Hán-Việt: "Tráng tộc") là một trong những dân tộc đông dân nhất trong các dân tộc thiểu số Trung Quốc. Sách báo Việt Nam hiện nay thường gọi là người Choang. (theo Wikipedia)
4. Chưa bị người Tàu đồng hóa , không biết là bao lâu ?
5. Tây Hạ (西夏 pinyin: Xīxià), là vương triều từ 1032 đến 1227 của bộ tộc người nói tiếng Tây Tạng là Đảng Hạng được sáng lập vào thế kỷ 11 và phát triển cho đến đầu thế kỷ 13 cho đến khi bị xâm lấn bởi quân đội Mông Cổ của nhà Nguyên. Quốc gia này nằm trên địa bàn các tỉnh phía tây bắc Trung Quốc hiện nay là Cam Túc, Thiểm Tây và khu tự trị Ninh Hạ (còn gọi là Hồi Ninh Hạ do ở đây chủ yếu là dân tộc Hồi sinh sống). Chiếm giữ vị trí dọc theo tuyến đường thương mại giữa khu vực Trung Á và châu Âu, vương quốc của người Đảng Hạng về hình thức là quốc gia phải triều cống cho nhà Tống và sau đó là nhà Kim. Trong thực tế đây là một quốc gia độc lập, và mối quan hệ tương hỗ giữa Tây Hạ, Tống và Kim là một điểm thú vị trong lịch sử quan hệ đối ngoại bởi vì đây là hình mẫu của quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia trên thực tế là ngang nhau về sức mạnh nhưng trong khuôn khổ ngoại giao thì một quốc gia về hình thức là mạnh hơn. Tây Hạ có chữ viết riêng nhưng đã bị biến mất sau khi vương quốc này bị tiêu diệt bởi quân Mông Cổ.
Thủ đô của Tây Hạ là Hưng Khánh (興慶), nay là thành phố Ngân Xuyên (giản thể: 银川, phồn thể: 銀川), thủ phủ của khu tự trị Ninh Hạ. (Theo Wikipedia)
6. Hốt Tất Liệt (Latinh hoá tiếng Mông Cổ là Kublai Khan hoặc Khubilai Khan; 1215–1294) là Hãn thứ năm của Mông Cổ. Ông là con của Đà Lôi, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn (Chingis Khan). Năm 1259, Hốt Tất Liệt đã trở thành Đại Hãn của Mông Cổ. Dưới sự lãnh đạo của ông, đế quốc Mông Cổ đã đạt đỉnh điểm của sự hưng thi.nh. Ông đã dời đô từ Hoa Lâm về Đại Đô tức Bắc Kinh ngày naỵ Vào năm 1271 ông đã lập triều đại của người Mông Cổ mang tên Nguyên, xưng là Nguyên Thế Tổ. Năm 1279 quân đội của ông tiêu diệt nhà Nam Tống (1127-1279), thống nhất Trung Quốc. Tất cả các vương quốc nằm cận kề với đế quốc Mông Cổ đều trở thành các nước chư hầu lệ thuộc. Mộng của Hốt Tất Liệt nhắm thôn tính cả Nhật Bản, Đại Việt, Bagan và Java không thành. Mặc dù rằng Hốt Tất Liệt theo đạo Phật nhưng ông lại cũng để ý đến sự phát triển của đạo Kitô trên thế giới và đã mời các sứ giả truyền đạo này vào Trung Quốc. Ông cũng chú trọng đến việc phát triển các nghề thủ công, khoa học và nghệ thuật. Một trong những người ngoại quốc đã đến thăm triều đình này là Marco Polo . (Theo Wikipedia)
6B . Cam Túc :(Giản thể: 甘肃; Phồn thể: 甘肅; Bính âm: Gānsù; Wade-Giles: Kan-su, Kansu, hoặc Kan-suh) là một tỉnh ở phía tây bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoạ Cam Túc nằm giữa tỉnh Thanh Hải, Nội Mông và Cao nguyên hoàng thổ, giáp với Mông Cổ về phía bắc. Sông Hoàng Hà chảy qua phía nam tỉnh nàỵ Dân số Cam Túc là 25 triệu người (1997) và tập trung nhiều người Hồị Tỉnh lỵ là Lan Châu nằm ở đông nam tỉnh nàỵ Cam Túc có tên gọi tắt là Cam hay Lũng (陇/隴), cũng còn gọi theo tên cũ là Lũng Tây hay Lũng Hữu vì có núi Lũng ở phía đông Cam Túc. (Theo Wikipedia)
7. centers of Buđhist learning and economics power .
8. Samarkand là một trong thành phổ cổ nhất thế giới , thịnh vượng nhờ nằm giữa con Đường Tơ Luạ từ Trung Hoa đến Địa Trung Hải .
8 . Hỏa giáo : Hỏa giáo (Zoroastrianism) còn được gọi là Minh giáo hay Bái hỏa giáo là một tôn giáo cổ của Ba Tư được sáng lập bởi nhà tiên tri Zarathustra, với bộ kinh chính thức là Cổ kinh Ba Tư. Đạo phát triển mạnh ỏ Iran khoảng thế kỉ 10 - 7 trước công nguyên, sau đó, phát triển sang nhiều nước khác ở Trung Đông, Ấn Độ và Trung Hoạ Hỏa giáo - hay Minh Giáo là tôn giáo được nhắc đến nhiều và là một bối cảnh trong tác phẩm của Kim Dung: Ỷ Thiên Đồ Long Ký. (Theo Wikipedia)
9 . it was the first contact with Han Chinese people, and it was the beginning of the process of incorporating them into the state of China .( Bộ đội Trung Quốc vào tiếp thu các đồng chí láng giềng , không chịu vào cũng phải vào , lý của kẻ cầm súng .)
10. Giá như quân Tàu do Đặng Tiểu Bình năm 1979) dạy cho dân Việt bài học , nếu thắng chiếm luôn , và dân Việt ngày nay cũng được bài viết này nhắc nhở như một dân tộc thiểu số , nhứt định không chịu nói tiếng Bắc Kinh .

Tung Son dịch 22.2.09

Saturday, February 14, 2009

Tian Shan (Source from Flicker.com)


Yak (From Flicker.com)

Gobi desert (China Map) (From Google)

Đất đai

Đất đai

Theo mặt địa lý , Trung quốc giống nước Hoa Kỳ một cách lạ lùng , hai quốc gia lớn cùng với sự thay đổi cách biệt về phong cảnh địa hình . Nếu như bạn đem chúng nó sàng qua quanh trái đất , chúng vừa vặn khít khao nhau . Hai nước này như là anh em sinh đôi , rất giống nhau về diện tích và vĩ tuyến , với bờ biển miền đông với mật độ dân cư cao và miền tây tương đối khô khan . Miền bắc Trung quốc cũng tương tự như Mỹ , mùa đông giá lạnh và mùa hè nóng bức ; miền nam bán nhiệt đới , với mùa hè nóng và ẩm thấp .

Tuy nhiên về mặt địa lý lại có một sự dị biệt giữa hai nước : Trung quốc có một bờ biển miền Đông , và dân cư phát triển với sự thịnh vượng khác hẵn với miền tây nước này . Nó chỉ giống như Hoa Kỳ nếu như chỉ kéo dài tới bang Nevada và Arizona , thay vì bang California và cả miền tây duyên hải đầy thịnh vượng .

Mật độ dân cư , sự giàu có , nền nông nghiệp mở mang đều tập trung ở miền đông Trung quốc , một miền mở rộng từ bờ biển vào tận lục địa khoảng 800 dặm . Đây là trái tim của Trung quốc , nơi mà nền văn hóa Trung quốc được nảy sinh ra , phồn thịnh lên , cũng là nơi Hán tộc sinh sôi nảy nở bành trướng . (Trong sách này , chúng tôi gọi là miền trung tâm Trung quốc , central China . )

Nằm vòng ngoài miền Trung tâm Trung quốc là những miền chúng tôi nghĩ như là "Bên ngoài Vạn Lý Trường Thành . " Nơi đây là quê hương sinh sống của các dân tộc không phải là dân Hán với nhiều nền văn hóa dị biệt , kết hợp không bởi tính chất nhỏ hẹp mà về những môi trường vật lý đặc trưng của chúng . (1)

Bắt đầu từ biên thùy phía nam là các tỉnh Quảng Tây , Quí Châu và Vân Nam , nơi có địa thế núi non , với thực vật vùng cận nhiệt đới , thung lũng với con sông sâu hun hút ngút ngàn , và khí hậu mùa mưa lũ (monsoon climate) đưa tới những cơn mưa lũ vào những tháng hè . Những cơn mưa dày dặc và khí hậu ôn hòa khiến gạo luôn được trúng mùa ở khắp miền , và kể cả luôn các loại trái cây , cũng như rau rợ tươi tốt quanh năm . Khá nhiều dân tộc sống quanh các thung lũng này , cách biệt với nhau cho đến lúc gần đây .

Ở miền tây bắc Vân Nam và tây tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) , vùng lịch sử Tây Tạng , địa hình có nhiều núi non trùng điệp và cao độ trở nên chênh lệch , và cuối cùng nhập thành vùng cao nguyên Tây Tạng . Các con sông chính , bao gồm Nộ Giang (Salween) , Dương Tử Giang (Yangtze) , và Cửu Long Giang xuôi về nam xuyên qua các rặng núi cao , cắt thành các thung lũng sâu thẳm . Có vùng đầy cây rừng , với nhiều cơn mưa , trong khi những chỗ khác mưa trở nên ít ỏi , vì thế khó trồng trọt trừ phi gần đó có nguồn suối hay sông ngòi cung cấp nước . Người dân sinh sống bằng cách chăn nuôi thú vật và cấy trồng những hoa màu khỏe mạnh , dày dạn (2) như lúa mạch và khoai tây .

Tây Tạng bề ngang vào khoảng 1000 dặm chạy từ đông sang tây . Trung tâm Tây Tạng , có nhiều vùng núi cao , xen kẽ với vài thung lũng phì nhiêu . Nổi bật nhất là thung lũng mênh mông của sông Brahmaputra (Tây Tạng gọi là Yarlung Tsangpo ) (3) . Con sông này băng qua Tây Tạng chảy về hướng đông , theo các vực núi phía bắc Hi mã lạp sơn , quay về nam , xuyên qua các rặng núi , và tiến vào bang Assam (4) ở Ấn độ . Ở Tây Tạng , sự định cư và nông trại đôi khi nằm dưới các miền thung lũng , có cao độ trên 11000 bộ (3352 mét) . Dân làng theo truyền thống xây cất nhà cửa dưới chân đồi núi , có thể vì lý do bảo vệ phòng thủ và để tránh né các miền đất đang trồng trọt hoa màu . Mùa đông rất lạnh và khô ; mùa hè tương đối ấm áp , với thỉnh thoảng những cơn mưa lũ (monsoon) từ hướng nam tràn vào Hi mã lạp sơn . Sâu về hướng tây , cao nguyên Tây Tạng dần lên cao khoảng chừng 15000 bộ (4572 mét) . Dân cư thưa thớt , gồm vài sắc dân du mục sinh sống lang thang trên đồng cỏ với bầy dê , bò yak . (5)

Cao nguyên Tây Tạng phía bắc tiếp ranh với các rặng núi Côn Luân (Kunlun) , ngoài ra có những lưu vực khổng lồ Tarim và Sa mạc Takla Makan (6), một trong sa mạc lớn nhất thế giới , với những ốc đảo màu mỡ trồng trọt được đôi khi xuất hiện ở các rìa miền nam hay bắc . (Những con đường nối liền các ốc đảo này tới miền Trung tâm Trung quốc hay đến các nước nằm hướng Tây bây giờ gọi chung là Silk Road , Silk Route : Con Đường Tơ Lụa . ) Sa mạc phần lớn là cát , không dấu vết , vô tích sự . Vài khúc sông nhỏ chảy vào , cạn dần đi ; không có nước thoát ra . Đây là lòng chảo khổng lồ không hề có nước thoát (vast drainageless basin) , ông Aurel Stein một nhà thám hiểm vùng này đã đặt tên . Sa mạc này nằm trong tỉnh lớn nhất của Trung quốc , Tân Cương . Trong sa mạc Takla Makan nhiệt độ vào mùa đông có thể xuống độ không Fahrenheit , trong khi vào mùa hè có thể lên đến 100 độ F . (37,7 độ C )

Rìa đông của lòng chảo Tarim nằm trong tỉnh Thanh Hải , nơi đây nó chênh chếch tăng dần độ cao khi tiếp xúc với cao nguyên Tây Tạng . Thanh Hải theo tiếng Hoa có nghĩa là Blue Lake , và cũng đồng nghĩa với tên hồ thật lớn đầy muối mặn , Koko Nor (Hồ Xanh theo người Mông Cổ ) ở miền bắc Thanh Hải .

Rìa tây của lòng chảo Tarim bao quanh bởi rặng núi Pamir , nơi đây khí hậu khắc nghiệt , thay đổi thật nhanh và có những cơn gió hung bạo . Những người dân ở đây vừa chăn dê cừu vừa trồng trọt để bổ khuyết sinh sống trên miền cao . (8) Trong vùng thung lũng thấp ít có dân cư sống về nghề cày cấy . Những ngọn núi cao nhất nơi đây cao hơn 22000 bộ (6700 mét) , và trong các thung lũng hình chữ U mênh mông , bò lông dài yak và dê nhai gặm cỏ dai nhắc mọc vào mùa hè .

Dọc theo rìa tây bắc lòng chảo Tarim là rặng núi chạy đông tây , băng tuyết quanh năm , Thiên Sơn (9) (Tian Shan) , hay còn gọi là Celestial Mountains . (10) . Chúng chia lòng chảo Tarim ra khỏi lưu vực khô ráo khác từ phương bắc , Dzungaria . Đây là bình nguyên to rộng đầy cánh đồng cỏ và đầm lầy muối mặn , bao quanh bởi các ngọn đồi núi , nổi tiếng là ngọn núi Altai , điểm mốc giữa hai nước Nga và Mông Cổ . Đông vào mùa sớm và thường khắc nghiệt . Vào tuần lễ thứ ba tháng Chín lá cây đã đổi màu .

Phía đông lòng chảo Dzungaria là sa mạc lớn nhất , Qua Bích (Gobi) 11) . Phần lớn nằm trong lãnh thổ Mông Cổ , nhưng một phần lại nằm trong biên giới Trung quốc bây giờ thuộc tỉnh Nội Mông (Inner Mongolia) , một cao nguyên nằm sâu nội địa mênh mông . Một lần nữa , khí hậu băng giá vào mùa đông , và nóng vào mùa hè . Trong tỉnh Nội Mông rất ít có cây lớn . Từ trung tuần tháng Sáu đến đầu tháng Chín lượng mưa chỉ đủ cung cấp cho mùa màng trồng trọt , và cho những cánh đồng cỏ xanh tươi .

Đứng cách xa những triền đồi hình cong mấp mô dạng sóng (rolling hills) , các lòng sông khô cạn nằm rải rác , địa thế khá bằng phẳng , không chỗ ẩn núp mỗi khi gặp cơn gió bão nổi lên .

Phong cảnh đẹp như vậy nhưng chỉ có sự gan dạ , đầy tháo vác mới có thể sinh tồn được , miền Nội Mông chỉ là quê hương cổ truyền lâu đời của dân du mục . Trong mấy trăm năm mới đây , người dân Hán tới đây sinh sống , trồng trọt và cày cấy . Trong kỷ nguyên mới , các công ty nổ mìn và nhiều công ty khác nhất quyết khai thác và rút chiết ra những tài nguyên khoáng sản màu mỡ , tạo ra những mỏ lộ thiên (open-pit mining) , những thị trấn và thành phố quanh nơi họ làm việc . (12)

1. They're traditionally home of non Han peoples of many distinctive cultures , shapes in no small part by their unique physical enviroments .
2. hardy crop .
3. Sông Yarlung Tsangpo bắt nguồn ở cao nguyên tuyết băng Jima Yangzong gần núi Kailash ở phía bắc Hi mã lạp sơn. Dòng sông sau đó xuôi chảy về phía đông khoảng 1.700 km, với độ cao trung bình 4.000 mét so với mực nước biển, và là con sông lớn cao nhất trên thế giới. Ở điểm cực đông, nó chảy vòng xung quanh núi Namcha Barwa và tạo nên vực núi Yarlung Tsangpo, được coi là hẻm núi sâu thẳm nhất thế giớị
4. Assam nổi tiếng với chè Assam, tài nguyên dầu mỏ , lụa Assam và nổi tiếng vì sự đa dạng sinh học Assam. Bang đã bảo tồn thành công Tê giác Ấn Độ một sừng khỏi tuyệt chủng ở Kaziranga, hổ ở Manas và cung cấp một trong những nơi sinh sống cuối cùng của voi châu Á. Bang đã đang ngày càng trở thành một điểm đến du lịch phổ biến của du khách thamn quan cuộc sống hoang dã và đáng chú ý là có Kaziranga và Manas đều là di sản thế giới . Assam cũng nổi tiếng vì có rừng cây Sal và các loại lâm sản, hiện nay đã bị suy kiệt rất nhiều. Là một vùng đất có lượng mưa cao, Assam được thiên nhiên ban tặng con sông vĩ đại hai bên có cây cối sum suê Brahmaputra, một con sông có các nhánh và các hồ vòng cổ cung cấp khu vực địa ma.o-thủy mạo độc đáo và một môi trường đe.p. (Theo Wikipedia)
5. Bò Tây Tạng (danh pháp khoa học: Bos grunniens) là một loài bò lông dài được tìm thấy trong suốt khu vực Himalaya ở miền nam Trung Á, bao gồm cao nguyên Thanh-Tạng và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ. Ngoài các quần thể thuần hóa lớn còn có các quần thể nhỏ bò Tây Tạng hoang dã dễ thương tổn. Trong tiếng Tạng, từ gyag chỉ được dùng để nói tới các con đực của loài này; còn con cái được gọi là dri hay nak. Trong một số ngôn ngữ vay mượn từ gyag, như tiếng Anh, người ta dùng từ yak để chỉ cả hai giới . (Theo wikipedia)

6. Sa mạc Taklamakan (Takelamagan Shamo, 塔克拉玛干沙漠, Tháp Khắc Lạp Mã Can sa mạc), cũng gọi là Taklimakan, là một sa mạc tại Trung Á, trong khu vực thuộc Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nó có ranh giới là dãy núi Côn Lôn ở phía nam, dãy núi Pamir và Thiên Sơn (tên cổ đại núi Imeon) ở phía tây và phía bắc.

Taklamakan được biết đến như là một trong các sa mạc lớn nhất trên thế giới[1], đứng hàng thứ 15 về kích thước trong số các sa mạc lớn nhất không ở vùng cực của thế giới[2]. Nó bao phủ một diện tích 270.000 km² của lòng chảo Tarim, dài khoảng 1.000 km và rộng khoảng 400 km. Ở rìa phía bắc và phía nam của sa mạc này là hai nhánh của Con đường tơ lụa do các lữ khách đã tìm kiếm ra để tránh vùng đất hoang khô cằn[3]. Trong những năm gần đây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã xây dựng đường cao tốc xuyên sa mạc để nối liền các thành phố Hòa Điền (Hotan, ở rìa phía nam) với Luân Đài (Luntai, ở rìa phía bắc). (Theo wikipedia)

7. Hồ Thanh Hải (tiếng Trung: 青海湖, bính âm: Qīnghăi hú) hay hồ Koko Nor (từ tên gọi trong tiếng Mông Cổ) là hồ lớn nhất Trung Quốc và còn là hồ nước mặn lớn thứ hai thế giới sau Great Salt Lake ở Mỹ. Hồ Thanh Hải cũng là hồ rộng nhất không có hệ thống thoát nước ra ngoài tại Trung Quốc tọa lạc trên độ cao 3.205 m-3.260 m so với mực nước biển trên bồn địa của cao nguyên Tây Tạng, cách thủ phủ tỉnh Thanh Hải là thành phố Tây Ninh khoảng 100 km về phía tây. 23 sông và suối đổ nước vào hồ Thanh Hải . (Theo wikipedia)
8. Herders and seminomadic agriculturalists eke out a living at higher elevation .
9 . Trong truyện Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung có nhắc đến bà "Thiên Sơn Đồng Mỗ " . Bà ta tu luyện ở núi này và Thiên Sơn Viên Đại Hiệp đi bắt loài lang sói ở đây về nấu món "Thiên Sơn Thất Lang Đại Cẩu Pín " .
10. Thiên Sơn (tiếng Hán: 天山, Pinyin: tiān shān; có nghĩa là "núi trời"), là một dãy núi nằm ở khu vực Trung Á, về phía bắc và phía tây của sa mạc Taklamakan trong khu vực biên giới của Kazakhstan, Kyrgyzstan và khu tự trị Tân Cương Duy Ngô Nhĩ ở phía tây bắc Trung Quốc. Về phía nam, nó nối liền với dãy núi Pamir.

Tên gọi Thiên Sơn được sử dụng rộng rãi hiện nay là sự phiên âm sang tiếng Trung của tên gọi trong tiếng Duy Ngô Nhĩ Tengri Tagh (dãy núi thần linh).

Trong bản đồ học phương Tây thì khu vực kết thúc phía đông của nó thường được hiểu là ngay trước Ürümqi, trong khi dãy núi về phía đông thành phố này gọi là dãy núi Bogda Shan. Tuy nhiên, trong bản đồ học Trung Quốc, từ thời nhà Hán tới ngày nay, Thiên Sơn được coi là bao gồm cả Bogda Shan và dãy núi Barkol.

Thiên Sơn là một phần của vành đai kiến tạo núi Himalaya được hình thành do va chạm của các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu trong đại Tân sinh. Nó là một trong những dãy núi dài nhất ở Trung Á, kéo dài khoảng 2.800 km về phía đông tính từ Tashkent ở Uzbekistan.

Đỉnh cao nhất của dãy núi Thiên Sơn là đỉnh Pobeda với độ cao 7.439 m (24.408 ft), và là đỉnh cao nhất ở Kyrgyzstan, nằm trên biên giới với Trung Quốc. Đỉnh cao thứ hai của Thiên Sơn là đỉnh Khan Tengri (thần linh hồn), có độ cao 7.010 m, nằm trên biên giới Kazakhstan-Kyrgyzstan. Hai đỉnh núi này được phân loại là hai đỉnh cao trên 7.000 m nằm cao nhất về phía bắc của thế giới.

Hành lang Torugart, nằm ở độ cao 3.752 m (12.310 ft), nằm trên biên giới giữa Kyrgyzstan và khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc.

Dãy núi Alatau có rừng, nằm ở cao độ thấp hơn ở phần phía bắc của Thiên Sơn, có những bộ lạc dân chăn thả gia súc sinh sống. Họ nói tiếng Turk.

Các con sông chính chảy trong khu vực Thiên Sơn là sông Syr Darya, sông Ili và sông Tarim.

Một trong những người châu Âu đầu tiên đến Thiên Sơn và có miêu tả về nó chi tiết là nhà thám hiểm người Nga Peter Semenov Tyan-Shansky vào thập niên 1850. (Theo Wikipedia)

11. Sa mạc Qua Bích (Gobi) theo như người Mông Cổ gọi là vùng biển cạn (Dry Sea ) . Nơi đây từng là vùng các loài khủng long , bạo long như Velociraptor , Protoceratop sinh sống . Bây giờ là coi như là một nghĩa địa các hóa thạch loài khủng long .

12. Gần đây người Trung quốc sẽ đưa vào 10000 người tới khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên Việt Nam .

Saturday, February 7, 2009

Lò nướng bằng đất sét (tandoor) (Hình lấy trên nét)

Bên kia Vạn Lí Trường Thành

Bên kia Vạn Lí Trường Thành
(Beyond the Great Wall )

Tác giả : Jeffrey và Naomi Duguid
Người dịch : Tung Sơn

Lời giới thiệu

Bản đồ thế giới có thể nhìn thật khác biệt nếu như thay vì tô vẽ những đường biên giới về chính trị bằng những vùng căn cứ theo tập quán văn hoá và ẩm thực . Tây ban nha , Vương quốc Anh , Ấn Đô, tất cả sẽ có cái nhìn rất khác xa , nhưng cả thế giới chỉ có một quốc gia lại có một sự phân biệt đậm nét nhất ngày nay - là Trung quốc .

Ba phần tư miền đất hiện giờ chúng ta gọi là Trung quốc , theo lịch sử là quê hương những sắc dân không thuộc dân tộc Hán . Tây Tạng , tỉ dụ , từng là một quốc gia Hi mã lạp sơn rộng lớn ngang ngửa với Trung Hoa . Tương tự , vùng đất Con đường Tơ lụa (1) miền Viễn Tây (ngày nay là Xinjiang , Tân Cương , bây giờ là quê hương người Hồi Hột (Uighurs) (2) , cũng như người Tajiks, Kazakhs, Tuvans, Tatars , Mông Cổ và Kirghiz, thỉnh thoảng nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc , đôi khi kết hợp lại , có khi lại phân rẽ thành bộ tộc nhỏ (3) . Mông cổ , văn hóa ngày nay tách ra làm thành hai quốc gia , từng là một nước có quân lực hùng mạnh nhất trên thế giới . Và về miền tây bắc đầy núi rừng , đặc biệt là tỉnh Vân Nam , Quí Châu (nền văn hóa miền này gần gũi với dân tộc Đông Nam Á hơn dân Trung Hoa ) , nơi đây kết hợp nhiều sắc dân văn hóa đa dạng hơn những nơi khác trên thế giới .

Trong cuốn sách này , mục tiêu mà chúng tôi nhắm tới , vẽ một bản đồ mới Trung quốc , một bản đồ về ẩm thực mà nó tập trung những miền xa xăm (outlying) của nước Trung Hoa hiện đại , một vùng chúng tôi ám chỉ đến " Bên kia Vạn Lí Trường Thành " , và tới những dân tộc đang sinh sống ngoài đó . Bên kia Vạn Lí Trường Thành là một lời lẽ ẩn dụ nói bóng về cách cư xử của người Hoa đối với các dân không thuộc dân Hán , kể cả các dân tộc sống trong lãnh thổ của Trung quốc - những sắc dân theo truyền thống người Hán là - kém văn minh và mọi rợ , đông di , tây địch , nam man . (4)

Chúng tôi đã đi du lịch miền này nhiều lần . Thực vậy , tại xứ Tây Tạng chúng tôi biết nhau lần đầu vào năm 1985 . Trước đó nhiều năm từ thuở thơ ấu , cả hai chúng tôi bị quyến rũ bởi tất cả những miền khác nhau bên ngoài Vạn Lí Trường Thành . Chúng tôi đọc sách nói về Tây Tạng , các dân du mục và khách hành hương , về bề dày lịch sử tôn giáo , văn hóa của nó, và nói đến những con sông bao la huyền bí trên các núi cao Tây Tạng , từ khắp bốn phương chảy lan đi . Chúng tôi có đọc qua miền Trung Á nước Trung quốc , về Con Đường Tơ Lụa cổ xưa và ông Marco Polo , về những nhà thám hiểm băng qua sa mạc Takla Makan . Chúng tôi coi qua về các thảo nguyên (steppe) người Mông cổ và về Thành Cát Tư Hãn và đoàn chiến binh hùng dũng . Có những nơi dễ mơ mộng : bầu trời xanh thẫm bao la , đỉnh núi tuyết phủ trắng quanh năm , những đoàn lạc đà lữ hành và những ốc đảo xanh tươi nồng nhiệt đón chào .

Trung quốc mở cửa biên giới và những năm đầu thập niên 1980 , và có khi riêng rẻ , có khi đi chung , chúng tôi dự định du hành khắp những miền biên ải Vạn Lí Trường Thành chừng chục năm . Tuy nhiên , một khi có một dự án khác xen vào , chúng tôi bớt ít thời gian nơi đây , xuống còn sáu bảy năm thôi .

Khi chúng tôi bắt đầu cái đề án này , chúng tôi không nhẫn nại chờ đợi nữa , bắt đầu du hành , lại tới viếng thăm những nơi chúng tôi yêu thích , tới những cánh đồng xa xăm . Từ trong tư duy chúng tôi nghĩ ra đã từng nêm nếm mùi vị mì vắt bằng tay (5) , bánh mì dẹp nướng trong lò đất sét ở ốc đảo miền Hồi Hột , dưa gang và nho thơm Hami , món kế báp (kebab) thịt trừu non thơm vị cumin (thì là Ai cập) hăng hắc , những trái ớt , miếng cà chua phơi khô dưới ánh mặt trời (sundrench tomatoes) . Chúng tôi có thể ngửi đến mùi gió băng giá miền núi cao Tây Tạng và tưởng như chừng lang thang trên dặm đường thiên lí mênh mang với khung trời xanh lơ vời vợi . Trong tâm tưởng chúng tôi mơ màng đang ngồi vắt chân trên ngôi nhà sàn lợp tre cổ truyền của người Dai (Thái Lự ,Lữ ; Tai Lu ) tận vùng sâu tít miền nam Vân Nam , đang dùng tay ăn những miếng xôi , chấm vào tương ớt cay nồng .

(Còn tiếp)

1. Silk Road region of the far west .
2. Uyghur : Uyghur: ئۇيغۇر; simplified Chinese: ; Người Anh đọc là "wEEger" , âm Việt : ui-gờ . (tiếng Trung: Weihu, Duy Ngô Nhĩ), là một dân tộc Trung Á sống chủ yếu ở tỉnh Tân Cương và Hồ Nam, Trung Quốc, Tây bá lợi Á Nga (Siberia), Pakistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mongolia, Uzbekistan, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Trung Quốc, họ được gọi là người Hồi Hột , tên này có nghĩa là Liên Minh Cửu Tộc (Confederation of Nine Tribes ).
Dân số họ khoảng một triệu ngườị Người Uyghur mang trong mình dòng máu pha trộn giữa người Mông cổ và người Kokasoid. Tổ tiên của họ từng là một thế lực đáng kể ở phía Bắc Trung Quốc thời Đường tới thời Tống. Tôn giáo chính hiện nay của họ là Hồi giáọ Người Uyghur giỏi sản xuất nông nghiệp, thủ công nghệ và buôn bán.
3. fiefdom, fief, feud, feoff, fee : bộ tộc .
4. those the Han-Chinese traditionally regarded as uncivilized or barbarian .
5. tandoor (flatbread) : A tandoor is a cylindrical clay oven used in cooking and baking.

Nhưng vào năm 2005 , trên hai chuyến hành trình đơn độc đầu tiên tới Trung Quốc trong quyển sách này , cả hai chúng tôi đều không chuẩn bị kỹ cho những thứ mà chúng tôi tìm thấy . Chúng tôi hoàn toàn bị thụ động với đầy sự kinh ngạc . Chúng tôi được nghe tất cả tin tức về một nền kinh tế phát triển nhanh chóng . Chúng tôi trao đổi với bạn bè cùng sở thích về sự thay đổi mau lẹ này . Chúng tôi từng đọc , tra cứu sách vở tài liệu . Nhưng rồi chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng . Trung quốc vào thế kỉ hai mươi mốt thật hoàn toàn khác biệt với Trung quốc chúng tôi gặp gỡ vào những năm 1980 .

Chúng tôi nhận thức ra chúng tôi đang chứng kiến cho một sự thay đổi kinh tế và gây ấn tượng sâu sắc nhất trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi . Trung quốc như là một con sông đầy sóng gầm , dâng cao theo từng ngọn thủy triều , cuồn cuộn trôi về mãi xa . Một đàng như giọng nói quyến rũ , mê hoặc , nẻo kia đầy nỗi lo âu . (1) Bởi mục tiêu chính của chúng tôi là tìm kiếm , càng nhiều càng tốt , với những con mắt người dân sinh sống chung quanh , và ngoài cùng của trung tâm Trung quốc , những gì chúng tôi thấy đáng cảnh giác .

Nền thịnh vượng về kinh tế Trung quốc gập ghềnh mấp mô bừa bãi (2) , và những gì không thuộc Hán (Han China) thì thông thường đi vào ngõ cụt . Những cơn nhập cư đông đảo từ các vùng có mật độ dân số cao đến những miền dân cư hẻo lánh ở Tây Tạng và Tân Cương cho thấy thế áp đảo hoàn toàn đến nền văn hóa địa phương .

Để cho các bạn một ý thức về tất cả sự thay đổi này , chúng tôi xếp đặt các "câu chuyện" theo lịch trình , khởi đầu với chuyến du hành đầu tiên của bà Naomi vào Trung Hoa lục địa mùa hè năm 1980 , và cho đến những chuyến đi về sau này . Chúng tôi ước mong rằng sự sắp xếp các mẫu chuyện theo một cách có thể bạn hình dung được những sự đổi thay đầy cảm giác của những vùng ngoài Vạn Lí Trường Thành , không những chỉ về văn hóa mà còn về ẩm thực . Mỗi chương bao gồm sơ lược tóm tắt về một sắc dân nào đó , người Hồi Hột , người Tây Tạng chẳng hạn . Dĩ nhiên không thể nào cứ tóm lược từng chi tiết một , nhưng chúng tôi hi vọng sẽ đưa ra một số ý kiến về sự đa dạng của những dân tộc ngoài này . Cũng như , lần đầu tiên , chúng tôi ký tắt chữ " N " hay là "J" vào cuối mẫu chuyện hầu các bạn có thể đoán ai là tác giả . (N là bà Naomi , J là ông Jeffrey )

Đây là cuốn sách nói về ẩm thực , cách nấu nướng , không phải là luận án , nhưng có lẽ là sách nấu ăn có thêm gia vị "chính trị " mà chúng tôi đã từng viết (mặc dù chúng tôi nghĩ rằng tất cả sách nấu nướng của chúng tôi , và rất nhiều sách về ẩm thực chúng tôi khen ngợi , đều có hàm nghĩa chính trị bên trong ) . Nói đến thực phẩm và cách nấu , Trung quốc là nơi xuất sắc phi thường . Sự đa dạng , tính khéo léo , tài tháo vát , bề dày lạ thường của lịch sử , truyền thống , và văn hóa - tất cả làm ra thức ăn Trung quốc , ăn uống tại Trung quốc , một trong những cái hoan lạc đời người . Nhưng miếng ăn ở Tây ban nha không chỉ là miếng ăn tại Madrid hay Barcelona , thực phẩm của Trung quốc còn nhiều thứ hay ngon hơn thức ăn tại Bắc Kinh , Thượng Hải và Quảng Châu . Từ Tây Tạng đến Tân Cương (3) , từ Nội Mông đến Vân Nam , thức ăn du hành liên tục qua lại trong các miền này , đã lai giống sinh sôi nẩy nở (4) , qua nhiều niên thế kỉ .

Và ngày nay càng có những cuộc du hành .

Cuốn sách này không những chỉ nói đến đồ ăn các dân tộc sinh sống ngoại vi bức Trường Thành to lớn này mà còn ám chỉ đến sự tồn vong văn hóa và sự bảo quản thực phẩm , văn hoá của các hội đoàn xã hội nhỏ bé so với tác động của anh chàng khổng lồ tại ngưỡng cửa (Hồng Môn Đại Yến ) .(5)

Chú thích:
1. On one hand it is mermerizing , and on other hand frightening .
2. wildly uneven .
3. Tân : mới ; Cương : lãnh thổ .
4. cross-fertilized .
5. but also cultural survival and the preservation of food and culture in smaller societies faced with the impact of a giant at the doorstep .

Đoạn này làm người dịch nhớ lại chữ Ngưỡng cửa , Hồng Môn đại yến , Hạng Võ (nước Sở) mời Lưu Bang (Hán) tới dự tiệc Hồng Môn để trừ hậu hoạn . Ai dè Hạng Võ không nghe lời quân sư Phạm Tăng , không giết Lưu Bang , để rồi bị quân Lưu Bang đuổi tới cuối Ô giang , tự vẫn chết . Và rồi dân Hán sinh sôi nẩy nở mau lẹ đến ngày nay .

Thà như Hạng Trang , ai muốn múa kiếm giúp vui , chắc ngày nay chắc thế giới có bộ mặt thật khác lạ .

Ngày 7.2.2009

Ngày 7/2/2009

Rượu bia

Rượu bia

Thật ra chỉ có một luật lệ đặt ra ở vùng Đông Nam Á là uống cái gì lúc nào , khi nao uống cái chi , bạn cần phải ăn . Hiếm hoi thấy một người nào đó ngồi nhâm nhi mà không xơi cái gì hết : ăn uống hai thứ mật thiết đi đôi với nhau , ăn nhậu . Nhưng đối với loại rượu vang , bia , và rượu mạnh , uống ra làm sao , với cái gì , không có luật lệ .

Bởi vì Pháp để lại cái di sản trong miền Đông Nam Á , rượu vang Pháp có mặt hầu hết trong các thành phố lớn nhỏ của Việt Nam , Lào và Cam Bốt . Ngay cả bên Thái Lan , trong thập niên qua (nhất là với những người có lợi tức đồng niên cao ) , người dân bắt đầu uống rượu nhập cảng . Hiện nay miền đông bắc Thái có một khu vườn trồng nho ở gần Loei , vườn nho sản xuất được một loại rượu khá thơm ngon .

Nhưng , thành thật mà nói , chúng tôi nhận thấy uống rượu vùng này với thức ăn có vẻ hơi man mát (1) . Vì chính là , món ăn thường rất cay , đôi khi còn cay xé lưỡi . Tại sao lại phí rượu ngon như vậy ? Tốt nhất , chúng tôi nghĩ là , mượn phong tục người Thái cách uống rượu đế hay rượu rum (2) , bỏ tí đá cục và hòa một chút nước sô đa (soda water) . Trong bữa tiệc giàu có của Thái , rượu đế hoặc rượu rum thay thế bằng rượu uýt ki nhập cảng Ê cốt (3) , cũng pha thêm nhiều nước sô đa .(Không phải là đã không nghe rằng ở Thái Lan rượu vang đỏ pha với nước sô đa , quá thịnh hành vì theo thói quen uống rượu cồn pha loãng ) . Ở vùng Đông Nam Á chỗ nào cũng có món ăn cổ truyền , bữa ăn ngày Tết , có thể kéo dài thật lâu , với từng món ăn lần lượt mang tới bàn tiệc , hết món này tới món khác . Ly rượu mừng được nâng cao trong "khí thế " của dân nhậu , không khí tưng bừng , mà không hề đề cập đến việc uống cho đã khát .

Bia cũng là một loại nước uống say sưa thông thường . Ở mỗi nước đều có vài loại bia địa phương khác nhau , nhiều cũng như loại bia nhập , và chúng tôi khá ưa thích một số bia lô canh đó . Trong Vân Nam , như những tỉnh còn lại của Trung Hoa , mỗi thủ phủ chính đều có xưởng chế tạo bia địa phương (4) , và thật kì diệu loại bia đó bằng cách nào đó đã len lỏi vào tận những vùng sâu xa đến tận các bản làng nhỏ bé ( các cộng đồng dân cư .) Vào năm 1989 , chúng tôi vào miền đồng bằng Cửu Long ở Việt Nam , vào những vùng xa cuối tận nước này , uống được loại bia chai Trung Quốc trong thời gian hai nước gần như xảy ra chiến tranh .

Tỉnh Vân Nam cũng có khá nhiều loại rượu mạnh khác nhau , phần lớn chế ra từ kê (millet) , lúa miến (sorghum) , và lúa gạo . Một lọai phổ biến , rượi "Bai jiu" , hay còn gọi là rượu trắng , từ lúa miến mà ra và có mùi vị chúng tôi không bao giờ ưa được ; đúng ra , chúng tôi nhận ra nó có mùi hôi thối . (5) Còn những loại rượu mạnh khác thì trái lại , và luôn luôn đáng thưởng một ngụm uống thử đầy phiêu lưu . (6) Nói chung , chúng thường rất mạnh , có độ cồn cao , từ năm mươi đến sáu mươi phần trăm . Đôi khi chúng tôi bắt gặp trong những cái bình rượu rắn hay vài con vật nào đó . Rượu thuốc chữa bệnh mà , bệnh bất lực hoặc là tuần hoàn máu huyết hay là bất cứ lí do gì cũng được . Chúng tôi không dám dẫn chứng hiệu quả của nó, nhưng nếm cũng khá , thỉnh thoảng có hương vị nồng nàn .

Chưa hết đâu , còn một thứ mà chúng tôi gọi là rượu vang (wine) , vì không biết gọi làm sao , chắc thiếu chữ . Nổi tiếng là rượu LAO KHAO của hai nước Lào, Thái , chế từ gạo tẻ hay gạo nếp , rất nồng mạnh , nếm như mà vẫn không như rượu sa kê (sake của Nhật ) . Rượu chế từ gạo có thể mua rất mắc và được săn đón (7) ở Trung quốc hoặc là chúng trở thành thông thường quá , giá rẻ mạt . Nếu chúng tôi ra ngoài đồng đang mùa gặt , hay dùng bữa tối trong một nhà hàng nhỏ ở miệt xa sâu , chúng tôi đôi khi thường được phục vụ đãi khách bằng vài loại rượu biến chế (version). Chúng tôi cảm thấy cõi lòng lâng lâng , ngay cả biết ơn , dâng tặng đến loại thức uống tự chế trong nhà , làm ra từ gạo địa phương , sáng tạo ra món uống chếnh choáng tại nơi đây , đúng như vậy .

Chú thích :
1. crazy : điên , mất trí .
2. to borrow the Thai tradition of drinking a local whisky or rum .
3. At a well-heeled Thai meal , the whishey or rum becomes an inported scotch ,
4. local produced beer : bia hơi , bia địa phương .
5. in fact , we find it absolutely foul .
6. always worth at least an adventurous sip : có thể đi thăm ông bà luôn , như có người thử rượu Ngũ Gia Bì (Ngủ Li Bì) .
7. sought after .
8 . Theo tôi tác giả khá chủ quan về cách thức uống rượu của các dân tộc miền Đông Nam Á . Từ thuở xa xưa người dân có thói quen uống rượu đế (Việt Nam ) , rượu Monsoon Valley, Sabai ,Spy (Thái ) , rượu nồng mà thiếu thức ăn đưa cay thì các dân nhậu kêu ca . Một lẽ nữa bụng dạ người dân xứ này không thừa thãi mỡ bụng , khi uống rượu men tác dụng vào khiến họ xót xa dạ dày . Một trái cóc , miếng xoài chua hoặc một con cá khô đủ làm mồi đưa đẩy ly rượu . Đến khi có loại rượu ngoại vào , Martell XO, Hennessy XO, Courvoisier, Remy Martin hay Napoleon du Armagnac dù có hương vị tình nồng nhưng theo thói quen dân nhậu vẫn thích nhâm nhi với vài món nhậu : dê xào lăn , bò tái chanh , mực khô nướng dòn . Dân ít tiền hơn , thuộc lớp bình dân có thể dùng bia địa phương : bia Tiger , bia Hà Nội , bia Vida (Nghệ An) , bia Sladex (Quảng Bình) , bia Vinagel (Khánh Hoà) , bia Tubor (Huế) .

Hoang Hac dịch 7 tháng 2 năm 2009

ooooOOOOOoooo

Chúng tôi gởi lời cảm tạ đến các bạn hữu khắp vùng Đông Nam Á , mà phần lớn không nhớ hết , từ các bà buôn bán ngoài chợ đến các bác đầu bếp trong làng , đến các bạn dân chài cũng như các bạn làm nghề nông . Ngoài ra , chúng tôi chân thành gởi đến các bạn ở Trung Quốc , Miến Điện , Lào , Thái Lan , Cam Bốt , Việt Nam , và đến các bạn ở Bắc Mỹ châu . (Tóm tắt )

Tác giả : Ann .

Cuốn sách này phần lớn giới thiệu về các món ăn vùng Đông Nam Á , và các hình ảnh . Rất tiếc tôi không thể dịch hết toàn bộ .

Dịch giả : Tung Sơn (Hoàng Hạc)

Wednesday, February 4, 2009

Tiến vào vùng đồng bằng

Tiến vào vùng đồng bằng

Gần chín năm tôi mới quay trở lại sau chuyến du lịch đầu tiên tới miền châu thổ sông Cửu Long , lần này một mình tôi , vào mùa mưa . Tại thành phố Cần Thơ (trung tâm của miền này ) , tôi tạm trú ở một nhà nghỉ rẻ tiền quản lí bởi một bà tên là Lộ Lộ (Lulu) và một ngôi chùa Tàu cũ kỷ .

Bà Lộ Lộ là một người Trung quốc , da dẻ mịn màng và mủm mỉm . (1) Bà cùng với chồng bán đêm (2) , bắt đầu từ năm giờ chiều ; cô em bà làm ngược lại , ca mười hai tiếng , một tuần bảy ngày . Nhà hàng đóng cửa đã mười năm sau cuộc chiến 1975 , khi mà buôn bán cá thể (3) bị cấm đoán bởi chính quyền Hà Nội . Nhưng vào khoảng giữa thập niên 1980 , mọi việc được thả lỏng , và bây giờ nó là nơi tấp nập , không những buổi trưa buổi tối , nhưng suốt đêm khuya , cả người lái đò và kẻ buôn bán ngoài chợ sau những chuyến xuống hàng bên bến ghé vào ăn .

Vào một ngày một cô lái đò hoạt bát tên là Vui cùng với bạn cô , Hạnh ngồi kề bên tôi rồi tán gẫu với tôi trong khi tôi đang dùng cơm trưa ở quán bà Lulu . Họ thuyết phục tôi để mướn họ trong chuyến dạo chơi sáng sớm loanh quanh dọc theo những con rạch nhỏ không xa thành phố Cần Thơ mấy .

Bình minh chúng tôi đã tới một khu chợ bán buổi sáng, chợ nổi . Tại đây , những chiếc ghe trở thành cái sạp , bán đủ thứ từ đồ gia dụng , nồi niêu song chảo , chậu sô nhựa , thìa muỗng dao búa kim loại cho đến hàng khô , vật dụng vệ sinh , rồi đến thức ăn đủ loại hầm bà lằng . Người bán giơ chiếc cân tay trên không bởi vì không có chỗ dựa trên mặt đất . Những chiếc ghe kẻ bán người mua chòng chành , được dính chùm với nhau qua bàn tay trong khi người mua đang lựa lẫm mặc cả rau quả . Người bán hàng ăn với nồi nước lèo (4) , yến bánh hủ tiếu , bún (5) cao ngất cùng với đống rau thơm , tất cả bày biện trong khoang ghe chật hẹp . Chúng tội tạt vào một cái "sạp" , gọi món ăn , và chốc lát được bê trao ra một tô hủ tiếu hơi nghi ngút , to bự bằng sứ trắng tinh . Chúng tôi ăn thật vội vàng với đôi đũa và thìa , trả lại tô chén và bỏ đi . (6)

Hai ngày sau đó , chúng tôi làm một cuộc hành trình lớn . Trên chiếc ghe dài có gắn động cơ thật mạnh do một người bạn của họ điều khiển có tên là Tranh . Chúng tôi đi băng qua nhánh sông rẽ về phương nam của dòng sông Cửu Long và vào tận tỉnh Trà Vinh , một chuyến đi mà Tranh cũng chưa từng tới đó . Khi trời hừng sáng , chúng tôi phải vượt qua con sông lớn và tới Trà Vinh trước khi ghe công an đi tuần kiểm tra , bởi vì du hành bằng đường sông qua các tỉnh mà không có giấy phép đều là vi phạm luật . Một khi chúng tôi vào giang địa mới , một mê cung với những con kinh thẳng tắp và rạch ngòi ngoằn ngoèo , chúng tôi phải dừng lại dăm ba lần để hỏi thăm lối vào .

Chúng tôi băng qua nhiều dặm đường sông , nhiều giờ xuyên qua những vùng trũng đầy cỏ xanh thẫm . Chúng tôi đi ngang qua vài ngôi làng và chợ nổi , chúng tôi đã thấy dân chài lưới , nông dân cũng như đàn bà giặt giũ và trẻ con nô đùa . Dân chúng tò mò nhìn chúng tôi mỗi khi chúng tôi dừng ghe lại hỏi thăm đường đi , nhưng chúng tôi không bị phiền phức gì và cuối cùng , hài lòng và yên tâm , chúng tôi tới thị xã Trà Vinh , một thủ phủ còn đang ngủ của tỉnh Trà Vinh .

Trời đã xế trưa , vì thế chúng tôi ăn qua loa và tham quan một ngôi đền Khờ me trước khi cô Hạnh và Vui phải ra về . Khi chiếc ghe rồ máy , de lại trên con kênh , quay ngược về Cần Thơ , họ cứ vẫy tay chào . Rồi tôi đi tìm một nơi để nghỉ chân .


1. smooth-skinned , plump .
2. work the evening shift : la`m ca ba .
3. private enterprise was discouraged by the Hanoi goverment .
4. cauldron : va.c , cha?o to .
5. piles of noddles .
6. pushed off : leave , depart .

4.2.2009

Monday, February 2, 2009

Những ổ bánh mì miền Cửu Long

Những ổ bánh mì miền Cửu Long

Những loại bánh mì kết hợp (1) kẹp thịt săng quích , làm ra những ổ bánh mì dài giống như bánh mì ngắn mini ba ghết của Pháp (2) là món ăn mẫu ngoài đường phố từ Sài Gòn qua Nông Pênh hay tới Viên Chăn . Người Pháp đã đưa vào loại bánh mì ổ dài vào thuộc địa Đông Dương gồm Việt Nam , Lào và Cam Bốt và trở thành một món ăn truyền thống bám sát (3) từ các thành thị thôn quê . Bánh mì miền Cửu Long là một thí dụ sáng chói của nền ẩm thực thực dân hoá , pha trộn thành một sáng kiến hay (từ bánh mì dài ba ghết) và thành một (ổ bánh mì kẹp thịt) loại khá hơn .

Vì lúa mì không phát triển trong miền nhiệt đới , người ta phải nhập cảng bột mì . Thoạt tiên là từ Pháp , sau đến Hoa Kỳ ; sau 1975 được chuyên chở từ Liên Xô về , và bây giờ tôi được nghe là hầu hết từ bên Úc Châu . Bánh mì nơi đây hóa ra một loại bánh mì ba ghết biến chế - một kiểu hơi tròn , nhẹ xốp , trắng phau và có sự dòn tan .

Bơ và xốt mai ôn ne , hai sản phẩm của Pháp , đóng vai trò lớn trong loại bánh mì ổ này , dù bạn có thể yêu cầu đừng cho chúng vào . Thêm vào từ ba tê Việt Nam tới xá xíu giò lụa (3) , nhét thêm một vài loại chọn lựa ưa thích , đồ chua củ cải trắng hay cà rốt , ớt đỏ và ít cọng ngò xanh .

Những ngày đó , luồng tư tưởng đi theo một lối khác , và loại bánh mì miền Cửu Long đã chinh phục được miền Bắc Mỹ . Đừng ngạc nhiên : chúng không thể đánh bại .

1. sandwich combos : sandwich combination
2. French baquettes .
3. an entrench part of the food tradition .
4. range from VN paté to cooked sausage to ham .

HH 2/2/2009