Sunday, February 15, 2009

Cách-lỗ phái (zh. 格魯派, bo. gelugpa དགེ་ལུགས་པ་), nguyên nghĩa "tông của những hiền nhân", cũng được gọi là Hoàng mạo phái (黃帽派) vì các vị tăng phái này mang mũ màu vàng, là một trong bốn tông tại Tây Tạng do Tông-khách-ba thành lập. Tông này đặc biệt nhấn mạnh đến Luật tạng (sa., pi. vinaya) và nghiên cứu kinh điển. Căn bản của cách tu tập trong tông này là những bộ luận Bồ-đề đạo thứ đệ (bo. lam rim ལམ་རིམ་) và những tác phẩm nói về học thuyết của các trường phái. Kể từ thế kỉ thứ 17 tông này có trách nhiệm chính trị tại Tây Tạng, với sự có mặt của Đạt-lại Lạt-ma, được xem là người lĩnh đạo chính trị và tinh thần của nước này.

Giáo pháp của phái Cách-lỗ dựa trên các bộ luận của Tông-khách-ba và hai vị đại đệ tử là Giá-tào-kiệt (zh. 賈曹杰, bo. gyaltshab, 1364-1432) và Khắc-chủ-kiệt (zh. 克主杰, bo. kherub, 1385-1438). Sau một cuộc gặp Văn-thù-sư-lợi trong lúc nhập định, Sư biên soạn một bộ sách về giáo lí Trung quán (sa. madhyamaka) có ảnh hưởng trực tiếp đến tông Cách-lỗ. Trong những tập sách giảng giải về các phương pháp thiền quán, Tông-khách-ba chỉ rất rõ phương tiện để hành giả có thể đạt được tri kiến Trung quán đó. Những tập sách này thường bắt đầu bằng những lời về sự không toàn diện của Luân hồi và cách phát triển Bồ-đề tâm. Sau đó là phần khai thị để chứng được tính Không.

Phép tu thật sự nằm ở chỗ làm sao đạt được Định. Sư hướng dẫn rất rõ trong các tác phẩm của mình, hành giả phải phối hợp cân đối giữa Chỉ (sa. śamatha) và Quán (sa. vipaśyanā) thế nào để đạt được mục đích này. Song song với cách tu luyện này, giáo pháp Tantra cũng được xem là phương pháp đặc biệt để đạt sự phối hợp cân đối đó.


(Giản thể: 甘肃; Phồn thể: 甘肅; Bính âm: Gānsù; Wade-Giles: Kan-su, Kansu, hoặc Kan-suh) là một tỉnh ở phía tây bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cam Túc nằm giữa tỉnh Thanh Hải, Nội MôngCao nguyên hoàng thổ, giáp với Mông Cổ về phía bắc. Sông Hoàng Hà chảy qua phía nam tỉnh này. Dân số Cam Túc là 25 triệu người (1997) và tập trung nhiều người Hồi. Tỉnh lỵ là Lan Châu nằm ở đông nam tỉnh này.

Cam Túc có tên gọi tắt là Cam hay Lũng (陇/隴), cũng còn gọi theo tên cũ là Lũng Tây hay Lũng Hữu vì có núi Lũng ở phía đông Cam Túc. (Theo Wikipedia)

People

Dân tộc

Hầu hết (vào khoảng 92 phần trăm ) một tỉ rưỡi người sinh sống trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc đều là người gốc Hán . Người Hán và phần lớn sinh sống trong vùng trung tâm Trung Quốc , dọc theo duyên hải miền đông với mật độ dân cư cao , một khu vực tương đương với miền đông duyên hải Hoa Kỳ và tới tận sông Mississipi , khoảng chừng một phần ba lãnh thổ Trung Quốc .

Nền văn hóa Trung Hoa khởi đầu tiến hóa trong các miền đất phì nhiêu nằm giữa hai con sông lớn , Hoàng Hà và Dương Tử Giang , hơn 3000 năm trước đây . Đến khi người Trung Hoa phát triển phương pháp phức tạp về cách chế ngự sông ngòi ngập lụt và dẫn thủy nhập điền , thì nền nông nghiệp được đà tiến triển nhanh , như cố đô Trường An biến thành đô thị lớn (Giờ đây là thành phố Tây An , Xían ) . Vài phát minh mới như cách chế tạo giấy , hệ thống chữ viết phức tạp và hệ thống sĩ phu trí thức (1), cũng như về thuốc súng , đồ sứ , và tơ lụa . Thời gian trôi qua , dân số Hán trong vùng trung tâm gia tăng và nảy nở , người Hán dần dần phát triển về phương nam sông Dương Tử và tiến qua phía bắc Hoàng Hà , cũng như vào sâu hướng tây vào miền bây giờ gọi là tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) .

Bên ngoài vùng đông dân Hán tương đối thuần nhất (homogeneous) tại trung tâm Trung Quốc , là vùng ngoại biên Vạn Lý Trường Thành . Nơi đây sinh sống của nhiều dân tộc như người Tây Tạng , Mông Cổ , Hồi Hột , Miêu (Miao) , Hồi (Hui) , Đồng , Di (Yi) , Thái (Dai) và các sắc dân khác .

Các nhóm dân này đã có nhiều quan hệ phức tạp đến dân Hán qua nhiều thế kỷ . Có dân tộc đã chiếm đóng Trung Hoa (Mông Cổ, Tây Tang (cái này không đúng a ! (1A) , Mãn Châu . Có nhóm theo sử học lại khá độc lập với Trung Hoa (Di, Miêu, Hà Nhì (Hani)(2)) , có nhóm bị đồng hóa (assimilated) khá nhiều (người Mãn , người Choang (3) , và các dân tộc khác (người Tạng , Hồi Hột (Uighur) vẫn giữ được tính riêng biệt đậm nét . (4)

Ngày nay con cháu dòng dõi các nền văn hóa đó đều là công dân nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa . Trên quốc kỳ có năm ngôi sao tượng trưng cho năm dân tộc chính : Hán , Tạng , Mông , Mãn và Hồi . (5) Dân Hán chiếm đa số , vẫn là số đông , còn các dân tộc khác được có danh hiệu (label) là "dân tộc thiểu số" theo như nhà cầm quyền Bắc Kinh . Có khoảng 55 sắc dân chính thức được công nhận , chiếm vào khoảng 8 phần trăm dân số , 125 triệu người .

Đối với người phương Tây , dân tộc phi Hán thông thường có lẽ được hiểu là dân Tạng . Trong thế kỷ thứ 7 , bắt đầu từ trung tâm Tây Tạng , không xa thủ phủ Lhasa , dân Tạng thống nhất dưới triều đại vua Songtsen Gampo , các binh đoàn chiếm hữu miền đất bây giờ gọi là Tân Cương và một phần đất đai Ladakh (Ấn Độ ) và bành trướng về phương bắc và đông trong suốt thế kỷ thứ 8 , và có lần tiến chiếm cố đô của Trung Hoa thời bấy giờ là Trường An . Tây Tạng trở thành nước theo Phật giáo và triển khai chữ viết . Đế quốc Tây Tạng ngự trị khoảng hai thế kỷ . Quốc gia này tan biến thành những nước nhỏ . Nước này bị quân Mông đánh bại dưới thời Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) năm 1207 . Những năm về sau một Đại Hãn theo Phật giáo Tây Tạng , và Hốt Tất Liệt (1215-1294) (6) trở thành người đỡ đầu cho Phật giáo , tạo ra một mối liên kết giữa hai nền văn hóa mà đến nay vẫn còn tồn tại . Sau khi Mông Cổ mất dần thế lực ở thế kỷ 14 , Tây Tạng lấy lại độc lập nhưng vẫn còn là những nước bị xâu xé từng mảnh , lần này dưới quyền cai trị của giới tăng lữ (monastery) , trung tâm của quyền lực kinh tế và học thuyết .(7) Vào thế kỷ 17 Tây Tạng rơi vào một thế lực , một giáo phái tăng lữ cải cách (Gelug hay là Hoàng Mạo Phái (Yellow Hat Sect ) đứng đầu là Đạt Lai Đạt Ma . Cho đến thế kỷ 20 , Tây Tạng tương đối vẫn còn là nước tự trị , với nền kinh tế theo kiểu phong kiến và nền văn hóa tập trung xung quanh các tu viện to lớn , được cai quản bởi trung tâm (Lhasa) với Phật Sống thừa kế Đạt Lai Đạt Ma hoặc là với quan nhiếp chính (regent) .

Sau khi quân đội giải phóng nhân dân của Mao Trạch Đông kiểm soát Trung Hoa năm 1949 , chính quyền Trung Hoa bắt tay vào việc chiếm đóng những miền ngoài Vạn Lý Trường Thành , bao gồm Tây Tạng , và những vùng sa mạc nằm về hướng tây . Những năm sau , bộ đội Trung Hoa xâm chiếm miền đông Tây Tạng , Kham và Amdo và đồng hóa sáp nhập vào tỉnh Tứ Xuyên , Thanh Hải và Cam Túc (Gansu) . Năm 1959 , Đức Đạt Lai Đạt Ma 14 trốn thoát từ Lhasa vào tận Ấn Độ , và người Trung Hoa hoàn toàn kiểm soát miền trung tâm và miền tây Tây Tạng .

Nguyên thủy , các bộ tộc du mục rời rạc Mông Cổ đã kết hợp , đóng một vai trò chủ chốt trong lịch sử Trung Quốc và phần còn lại của châu Á , Đầu thế kỷ 13 Thành Cát Tư Hãn đã dẫn dắt các bộ tộc nhỏ , chiến thắng và liên kết được bộ tôc khác Mông Cổ . Quân đoàn năng động cao Mông Cổ , tất cả đều là kỵ binh , tiến đánh các vùng đất chung quanh . Thành Cát Tư Hãn chiếm đóng các vùng bây giờ gọi là Nội Mông , Cam Túc , Tân Cương và Tây Tạng . Con trai và cháu nội ông ta chiến thắng phần lớn nước Nga , những vùng quanh biển Caspian , Iran , Afghanistan , và Iraq , sau đó Thổ Nhĩ Kỳ và Syria . Họ cũng xâm chiếm miền trung tâm Trung Hoa , cũng như lãnh thổ Vân Nam , vào tận Miến Điện .

Hốt Tất Liệt , cháu nội Thành Cát Tư Hãn , thành lập một triều đại mới , nhà Nguyên (Yuan), cai trị nước Trung Hoa khoảng một thế kỷ , từ 1280 đến 1368 . Trong suốt thời gian cai trị nói trên , người Mông cải đạo thành một loại Giáo phái Phật giáo Tây Tạng . Nhà Minh đánh bại lật đổ nhà Nguyên (1368-1644) . Nền văn hóa Hán tộc tái xác nhận quyền thống trị , người Mông Cổ quay trở về đất tổ của họ . Họ tiếp tục thành lập các đồng minh quân sự và chính trị qua từng thời kỳ nhưng không bao giờ lấy lại quyền lực như xưa . Qua nhiều thế kỷ , người Hán tiến dần vào đất Nội Mông , xâm lấn (encroach on) vào các miền đồng cỏ , cày xới đất đai và xây cất nhà cửa .

Chính vì sự gậm nhấm , thâm nhập nhỏ giọt của dân định cư từ các phần khác Trung Hoa , mật độ dân cư của Nội Mông bây giờ ít hơn 20 phần trăm dòng dõi người Mông . Nhiều người Mông vùng này sinh sống trong các thành phố , trị trấn , nhưng vẫn còn có người sinh sống trên các cánh đồng cỏ , ở tạm trong các lều " Ger" (lều có nóc dạng hình cong (dome )) , bầy ngựa , trâu bò hay dê cừu nhai cỏ gần đấy . Miền bắc Tân Cương , và rải rác Thanh Hải và Vân Nam , có từng nhóm dân Mông . Nhóm này ở lại sau khi đoàn quân cha ông từng chiếm đóng các vùng này ngày xưa vào thế kỷ 13 .

Lịch sử của các sa mạc miền tây và các rặng núi , được ám chỉ đến một miền gọi là Thổ-Trung (Chinese Turkestan hay là miền Trung Tâm Trung Quốc) , và hiên nay thuộc tỉnh Tân Cương , rất phức tạp , một câu chuyện về ngoại xâm và nội chiến . Dân số chính trong các ốc đảo quanh Sa mạc Takla Makan là người Hồi Hột (Uighur) .

Dân Hồi Hột là dân nói tiếng thuộc gốc Thổ (Turkic , như dân tộc Uzbeks, Kirghiz và Kazakhs) , nguồn gốc từ các dân du mục trên các thảo nguyên bây giờ thuộc nước Mông Cổ . Họ di cư về miền tây , nhưng không như sắc dân nói tiếng gốc Thổ , họ ở lại trở thành dân định canh trên các ốc đảo và phát triển thành một nền văn hóa có chữ viết khá tinh vi . Vào thế kỷ 9 , người Hồi Hột kiểm soát toàn vùng sa mạc Takla Makan . Sau đó bị dân Mông Cổ đánh bại và họ lui sâu vào trong .

Giống như Samarkand và Venice (8) , dù nằm dưới độ vĩ một chút , việc định cư tại các ốc đảo này trở nên giàu có nhờ sự thương mại qua lại của Con Đường Tơ Lụa , từng lữ đoàn caravan nối kết giữa hai miền Trung Hoa và Ba Tư (Persia) , Ấn Độ , Địa Trung Hải và Âu châu . Ốc đảo là quê hương của nhiều sắc dân - Ả rập , Ba Tư và nhiều dân tộc khác kể cả một số dân châu Âu - được lôi cuốn bởi thương vụ này . Việc giao thương trên tuyến đường này từ thế kỷ 12 đến 15 , sau đó đã biến chuyển qua đường biển (ít bị cướp và vấn đề chính trị ) . Các miền ốc đảo trở nên ảm đạm đen tối , biến thành các tiền đồn hẻo lánh (isolated outposts) đấu tranh quyền lực bởi các sứ quân và ít khi được sự kiểm soát bởi chính quyền trung ương .

Dân Hồi Hột vẫn là dân nông nghiệp và thương vụ . Trong những năm gần đây , họ nổi danh là các doanh nhân trong thành phố thuộc miền trung Trung Quốc , buôn bán đủ thứ từ món kebab và bánh mì dẹp (flatbread) cho đến tơ lụa và các đồ quí giá từ Tân Cương .

Một trong những hậu quả (hệ quả ) của giao thương Con Đường Tơ Lụa là để lại các vùng định cư ở ốc đảo , và cuối cùng tại miền Trung Tâm Trung Quốc , về một tôn giáo mới du hành từ phương tây - Phật giáo , Manicheaism , và sau rốt là đạo Hồi - được mang theo do các lái buôn , du khách , và các nhà tu hành . Khoảng thế kỷ 12 , hầu hết dân số nơi đây theo Hồi giáo .

Tại Trung Quốc , một dân tộc được định danh theo đạo giáo là dân Hồi (Hui) , là những người theo đạo Hồi (Muslim) . Người Hồi (ngày nay tổng số vào khoảng 10 triệu ) sống trong nhiều vùng ở Trung Quốc , nhưng vùng chủ yếu là những dãy đất nằm trên Hoàng Hà thuộc tây bắc Trung Quốc , trong các tỉnh Thanh Hải , Cam Túc và Ninh Hạ (Ningxia) . Cũng có vài cộng đồng lớn người Hồi tại vài thành phố miền Trung Tâm , kể cả Tây An và Quảng Châu , nơi đây họ xây cất đền thờ mosque và thường có các chợ búa riêng . Chữ viết tắt Hồi là do đặt tên cho những người Hán cải đạo thành đạo Hồi nhưng thật ra có thể nguồn gốc xưa kia của họ bắt nguồn từ dòng dõi của các thương gia Ba Tư hay Ả Rập cũng như là người Hán theo Hồi giáo .

Trên các rặng núi dọc theo biên thùy Trung Quốc ngày nay có nhiều sắc dân đủ chủng tộc và văn hóa .Vài dân tộc hình thành một nước và có hơi hướm như tính cách quốc gia . Vài tộc phát nguyên từ miền đất thấp phì nhiêu và qua thời gian bị đẩy tận ra gần vùng biên ải xa xôi (marginal areas) ; vài dân khác hình như chỉ biết sống miền thượng du . Những vùng đa dạng , nói theo nghĩa dân tộc , là các đồi núi miền nam và tây nam các tỉnh Quảng Tây , Quí Châu và Vân Nam . Nơi đây sinh sống đa số là người Mèo (H'mong) , ở Trung Quốc gọi là Miêu (Miao) , Đồng , Dai (Thái) , Di , và Hà Nhì (Hani) và nhiều dân tộc thiểu số khác .

Trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh (Long March) , khi lực lượng của Mao Trạch Đông kiểm soát được Trung Hoa , các quân đoàn tiến sâu vào Quí Châu và Quảng Tây . Đối với dân trong làng , đây là lần đầu họ tiếp xúc với dân Hán , và bắt đầu quá trình trong việc hợp tác thành một nước Trung Hoa vĩ đại .(9) Cho đến ngày nay , nhiều sắc dân trong các đồi núi miền nam và tây nam còn khá xa lạ với dòng cuộc sống chính Trung Quốc , hoa quả lúa gạo cấy trồng , ngô bắp và hạt kê ; dùng sức thú vật và sức người ; và vẫn nói tiêng riêng của họ , mặc dầu bây giờ con cháu của họ ra ngoài tỉnh thành trong miền Trung Trung Quốc làm việc hay muốn học cao hơn .(10)

Trong các rặng núi miền tây và bắc tỉnh Tân Cương sinh sống bởi một số ít sắc dân bán du mục : Kirghis ,Tajik, Kazakh, Tuvan và một số dân Mông Cổ . Một số di cư xuống các thành phố như Kashgar và Urumqi , nhưng phần lớn sinh sống trong các ngôi làng nhỏ vào muà đông , và mùa hè - họ di chuyển với đàn gia súc dê , lạc đà,bò lông dài, trừu đến các vùng đất cao có cánh đồng cỏ - trong các lều , nhà kiểu "yurt" . Một số lớn dân tộc thiểu số sống rải rác tại biên ải lân cận các nước láng giềng (Kyrgyzstan,Nga, Tajikistan,Kazakhstan, Mông Cổ và Afghanistan ) .


1. an elite educational system .
2. Qua lịch sử, Tây Tạng đã từng là một quốc gia hùng mạnh. Đời nhà Đường, vua Tây Tạng với quốc hiệu Thổ Phồn là Khí Tông Lộng Tán hay còn gọi là Tùng Tán Can Bố (Songtsần Gampo) đã đem binh tới tận Trường An, buộc Đường Thái Tông Lý Thế Dân phải gả Văn Thành công chúa cho ông tạ Cuộc hôn nhân giữa ông vua được lịch sử diễn tả rất đẹp trai, tài cán phi thường với cô công chuá Đường Trào và Công chúa nước Nepal là Ba Lợi Khố Cơ (Bhrikuti) đều là 2 người sùng đạo Phật đã biến ông vua hiếu chiến thành một người sùng đạo, và được coi là vị vua đầu tiên mở mang Phật Giáo ở Tây Tạng. Cuộc hôn nhân giữa vua Khí Tông Lộng Tán và hai công chúa nhà Đường và Nepal đã để lại những di tích lịch sử nổi tiếng cho tới ngày nay như điện Bố Đạt Lạp (Potala), Đại Chiêu Tự (Jokhang)...

Đến đời Đường Trung Tông, vua Đường còn gả công chuá Kim Thành cho vua Khí Lệ Súc Tán. Trong suốt đời Tống, nước Tàu phải đối địch với nước Liêu, Tây Hạ, nước Kim không có liên hệ gì với Tây Tạng. Đến đời nhà Nguyên, theo nạn chung, Tây Tạng bị Mông Cổ xâm chiếm, nhưng Tây Tạng vẫn là một bộ tự trị, Thành Cát Tư Hãn không đặt quan cai trị, mà còn nhờ những vị cao tăng Tây Tạng giúp Mông Cổ chế ra chữ viết, nhà sư Phát Tư Ba được Hốt Tất Liệt phong làm quốc sư, Đại Bảo Pháp Sư Mông Cổ kiêm Pháp Vương và Tạng Vương Tây Tạng. Vào thời Minh, Tây Tạng vẫn tiếp tục là nước độc lập.

Vào thời nhà Thanh, Tây Tạng gặp loạn Tang Kiết, bị quân Mông Cổ của Cát Nhĩ Đan xâm chiếm, Khang Hy cử quân can thiệp nhưng vẫn không đặt quan cai trị. Trong thời Khang Hy và Ung Chánh, nhà Thanh đã sáp nhập vùng đất Khương Tạng và An Đa hay Đường Tạng vào lãnh thổ nhà Thanh, nhưng Tây Tạng vẫn do Đạt Lai và Ban Thiền Lạt Ma cai quản. Mãi tới đời Càn Long sau khi sai Phúc Khang An và Tôn Sĩ Nghị đưa quân đánh đuổi cuộc xâm lăng của Khuyếch Nhĩ Khách (Gurkha), Càn Long mới đặt vị Trú Tạng Đại Thần đứng ngang hàng với hai vị Đạt Lai và Ban Thiền trông coi chính sách Tây Tạng. Nhà Thanh suy vi, ngày 14 tháng 2 năm 1913, Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 tuyên bố Tây Tạng độc lập.

Qua lịch sử cho thấy Tây Tạng chưa bao giờ là một phần lãnh thổ Trung Hoạ Khi bị Trung Cộng đe doạ chính quyền Tây Tạng cầu cứu Liên Hiệp Quốc trong năm 1949, Anh và Ấn Độ chủ trương không can thiệp, nhưng đa số các nước trên thế giới đều nói rằng đây cuộc xâm lược trắng trợn. Qua các cuộc tranh luận ở Liên Hiệp Quốc nhiều nước nói rằng qua lịch sử mấy ngàn năm, Tây Tạng là nước độc lập, tự do nhiều hơn đa số các nước trong Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. (Theo nét)

2. Hani , người ta chưa biết rõ nguồn gốc của người Hà Nhì, tuy tổ tiên họ, tộc người Khương, đã di cư từ vùng cao nguyên Thanh Tạng xuống phía nam từ trước thế kỷ thứ bạ Theo lời truyền miệng của người Hà Nhì thì họ có nguồn gốc từ người Di (Yi), tách khỏi nhau thành bộ tộc riêng biệt 50 đời về trước. Ngôn ngữ Hà Nhì là thuộc nhánh ngôn ngữ Di, họ ngôn ngữ Tạng - Miến. Theo lời truyền miệng thì người Hà Nhì đã từng có một thứ chữ viết, nhưng thứ chữ này đã bị thất lạc khi di cư từ Tứ Xuyên xuống phía nam. Giờ đây họ sử dụng chữ cái Latinh làm chữ viết. (Theo Wikipedia)
3. Choang : Người Tráng (tiếng Tráng: Bouчcueŋь/Bouxcuengh; Hán tự: 壯族; bính âm: Zhuàngzú; Hán-Việt: "Tráng tộc") là một trong những dân tộc đông dân nhất trong các dân tộc thiểu số Trung Quốc. Sách báo Việt Nam hiện nay thường gọi là người Choang. (theo Wikipedia)
4. Chưa bị người Tàu đồng hóa , không biết là bao lâu ?
5. Tây Hạ (西夏 pinyin: Xīxià), là vương triều từ 1032 đến 1227 của bộ tộc người nói tiếng Tây Tạng là Đảng Hạng được sáng lập vào thế kỷ 11 và phát triển cho đến đầu thế kỷ 13 cho đến khi bị xâm lấn bởi quân đội Mông Cổ của nhà Nguyên. Quốc gia này nằm trên địa bàn các tỉnh phía tây bắc Trung Quốc hiện nay là Cam Túc, Thiểm Tây và khu tự trị Ninh Hạ (còn gọi là Hồi Ninh Hạ do ở đây chủ yếu là dân tộc Hồi sinh sống). Chiếm giữ vị trí dọc theo tuyến đường thương mại giữa khu vực Trung Á và châu Âu, vương quốc của người Đảng Hạng về hình thức là quốc gia phải triều cống cho nhà Tống và sau đó là nhà Kim. Trong thực tế đây là một quốc gia độc lập, và mối quan hệ tương hỗ giữa Tây Hạ, Tống và Kim là một điểm thú vị trong lịch sử quan hệ đối ngoại bởi vì đây là hình mẫu của quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia trên thực tế là ngang nhau về sức mạnh nhưng trong khuôn khổ ngoại giao thì một quốc gia về hình thức là mạnh hơn. Tây Hạ có chữ viết riêng nhưng đã bị biến mất sau khi vương quốc này bị tiêu diệt bởi quân Mông Cổ.
Thủ đô của Tây Hạ là Hưng Khánh (興慶), nay là thành phố Ngân Xuyên (giản thể: 银川, phồn thể: 銀川), thủ phủ của khu tự trị Ninh Hạ. (Theo Wikipedia)
6. Hốt Tất Liệt (Latinh hoá tiếng Mông Cổ là Kublai Khan hoặc Khubilai Khan; 1215–1294) là Hãn thứ năm của Mông Cổ. Ông là con của Đà Lôi, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn (Chingis Khan). Năm 1259, Hốt Tất Liệt đã trở thành Đại Hãn của Mông Cổ. Dưới sự lãnh đạo của ông, đế quốc Mông Cổ đã đạt đỉnh điểm của sự hưng thi.nh. Ông đã dời đô từ Hoa Lâm về Đại Đô tức Bắc Kinh ngày naỵ Vào năm 1271 ông đã lập triều đại của người Mông Cổ mang tên Nguyên, xưng là Nguyên Thế Tổ. Năm 1279 quân đội của ông tiêu diệt nhà Nam Tống (1127-1279), thống nhất Trung Quốc. Tất cả các vương quốc nằm cận kề với đế quốc Mông Cổ đều trở thành các nước chư hầu lệ thuộc. Mộng của Hốt Tất Liệt nhắm thôn tính cả Nhật Bản, Đại Việt, Bagan và Java không thành. Mặc dù rằng Hốt Tất Liệt theo đạo Phật nhưng ông lại cũng để ý đến sự phát triển của đạo Kitô trên thế giới và đã mời các sứ giả truyền đạo này vào Trung Quốc. Ông cũng chú trọng đến việc phát triển các nghề thủ công, khoa học và nghệ thuật. Một trong những người ngoại quốc đã đến thăm triều đình này là Marco Polo . (Theo Wikipedia)
6B . Cam Túc :(Giản thể: 甘肃; Phồn thể: 甘肅; Bính âm: Gānsù; Wade-Giles: Kan-su, Kansu, hoặc Kan-suh) là một tỉnh ở phía tây bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoạ Cam Túc nằm giữa tỉnh Thanh Hải, Nội Mông và Cao nguyên hoàng thổ, giáp với Mông Cổ về phía bắc. Sông Hoàng Hà chảy qua phía nam tỉnh nàỵ Dân số Cam Túc là 25 triệu người (1997) và tập trung nhiều người Hồị Tỉnh lỵ là Lan Châu nằm ở đông nam tỉnh nàỵ Cam Túc có tên gọi tắt là Cam hay Lũng (陇/隴), cũng còn gọi theo tên cũ là Lũng Tây hay Lũng Hữu vì có núi Lũng ở phía đông Cam Túc. (Theo Wikipedia)
7. centers of Buđhist learning and economics power .
8. Samarkand là một trong thành phổ cổ nhất thế giới , thịnh vượng nhờ nằm giữa con Đường Tơ Luạ từ Trung Hoa đến Địa Trung Hải .
8 . Hỏa giáo : Hỏa giáo (Zoroastrianism) còn được gọi là Minh giáo hay Bái hỏa giáo là một tôn giáo cổ của Ba Tư được sáng lập bởi nhà tiên tri Zarathustra, với bộ kinh chính thức là Cổ kinh Ba Tư. Đạo phát triển mạnh ỏ Iran khoảng thế kỉ 10 - 7 trước công nguyên, sau đó, phát triển sang nhiều nước khác ở Trung Đông, Ấn Độ và Trung Hoạ Hỏa giáo - hay Minh Giáo là tôn giáo được nhắc đến nhiều và là một bối cảnh trong tác phẩm của Kim Dung: Ỷ Thiên Đồ Long Ký. (Theo Wikipedia)
9 . it was the first contact with Han Chinese people, and it was the beginning of the process of incorporating them into the state of China .( Bộ đội Trung Quốc vào tiếp thu các đồng chí láng giềng , không chịu vào cũng phải vào , lý của kẻ cầm súng .)
10. Giá như quân Tàu do Đặng Tiểu Bình năm 1979) dạy cho dân Việt bài học , nếu thắng chiếm luôn , và dân Việt ngày nay cũng được bài viết này nhắc nhở như một dân tộc thiểu số , nhứt định không chịu nói tiếng Bắc Kinh .

Tung Son dịch 22.2.09