Bên kia Vạn Lí Trường Thành
(Beyond the Great Wall )
Tác giả : Jeffrey và Naomi Duguid
Người dịch : Tung Sơn
Lời giới thiệu
Bản đồ thế giới có thể nhìn thật khác biệt nếu như thay vì tô vẽ những đường biên giới về chính trị bằng những vùng căn cứ theo tập quán văn hoá và ẩm thực . Tây ban nha , Vương quốc Anh , Ấn Đô, tất cả sẽ có cái nhìn rất khác xa , nhưng cả thế giới chỉ có một quốc gia lại có một sự phân biệt đậm nét nhất ngày nay - là Trung quốc .
Ba phần tư miền đất hiện giờ chúng ta gọi là Trung quốc , theo lịch sử là quê hương những sắc dân không thuộc dân tộc Hán . Tây Tạng , tỉ dụ , từng là một quốc gia Hi mã lạp sơn rộng lớn ngang ngửa với Trung Hoa . Tương tự , vùng đất Con đường Tơ lụa (1) miền Viễn Tây (ngày nay là Xinjiang , Tân Cương , bây giờ là quê hương người Hồi Hột (Uighurs) (2) , cũng như người Tajiks, Kazakhs, Tuvans, Tatars , Mông Cổ và Kirghiz, thỉnh thoảng nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc , đôi khi kết hợp lại , có khi lại phân rẽ thành bộ tộc nhỏ (3) . Mông cổ , văn hóa ngày nay tách ra làm thành hai quốc gia , từng là một nước có quân lực hùng mạnh nhất trên thế giới . Và về miền tây bắc đầy núi rừng , đặc biệt là tỉnh Vân Nam , Quí Châu (nền văn hóa miền này gần gũi với dân tộc Đông Nam Á hơn dân Trung Hoa ) , nơi đây kết hợp nhiều sắc dân văn hóa đa dạng hơn những nơi khác trên thế giới .
Trong cuốn sách này , mục tiêu mà chúng tôi nhắm tới , vẽ một bản đồ mới Trung quốc , một bản đồ về ẩm thực mà nó tập trung những miền xa xăm (outlying) của nước Trung Hoa hiện đại , một vùng chúng tôi ám chỉ đến " Bên kia Vạn Lí Trường Thành " , và tới những dân tộc đang sinh sống ngoài đó . Bên kia Vạn Lí Trường Thành là một lời lẽ ẩn dụ nói bóng về cách cư xử của người Hoa đối với các dân không thuộc dân Hán , kể cả các dân tộc sống trong lãnh thổ của Trung quốc - những sắc dân theo truyền thống người Hán là - kém văn minh và mọi rợ , đông di , tây địch , nam man . (4)
Chúng tôi đã đi du lịch miền này nhiều lần . Thực vậy , tại xứ Tây Tạng chúng tôi biết nhau lần đầu vào năm 1985 . Trước đó nhiều năm từ thuở thơ ấu , cả hai chúng tôi bị quyến rũ bởi tất cả những miền khác nhau bên ngoài Vạn Lí Trường Thành . Chúng tôi đọc sách nói về Tây Tạng , các dân du mục và khách hành hương , về bề dày lịch sử tôn giáo , văn hóa của nó, và nói đến những con sông bao la huyền bí trên các núi cao Tây Tạng , từ khắp bốn phương chảy lan đi . Chúng tôi có đọc qua miền Trung Á nước Trung quốc , về Con Đường Tơ Lụa cổ xưa và ông Marco Polo , về những nhà thám hiểm băng qua sa mạc Takla Makan . Chúng tôi coi qua về các thảo nguyên (steppe) người Mông cổ và về Thành Cát Tư Hãn và đoàn chiến binh hùng dũng . Có những nơi dễ mơ mộng : bầu trời xanh thẫm bao la , đỉnh núi tuyết phủ trắng quanh năm , những đoàn lạc đà lữ hành và những ốc đảo xanh tươi nồng nhiệt đón chào .
Trung quốc mở cửa biên giới và những năm đầu thập niên 1980 , và có khi riêng rẻ , có khi đi chung , chúng tôi dự định du hành khắp những miền biên ải Vạn Lí Trường Thành chừng chục năm . Tuy nhiên , một khi có một dự án khác xen vào , chúng tôi bớt ít thời gian nơi đây , xuống còn sáu bảy năm thôi .
Khi chúng tôi bắt đầu cái đề án này , chúng tôi không nhẫn nại chờ đợi nữa , bắt đầu du hành , lại tới viếng thăm những nơi chúng tôi yêu thích , tới những cánh đồng xa xăm . Từ trong tư duy chúng tôi nghĩ ra đã từng nêm nếm mùi vị mì vắt bằng tay (5) , bánh mì dẹp nướng trong lò đất sét ở ốc đảo miền Hồi Hột , dưa gang và nho thơm Hami , món kế báp (kebab) thịt trừu non thơm vị cumin (thì là Ai cập) hăng hắc , những trái ớt , miếng cà chua phơi khô dưới ánh mặt trời (sundrench tomatoes) . Chúng tôi có thể ngửi đến mùi gió băng giá miền núi cao Tây Tạng và tưởng như chừng lang thang trên dặm đường thiên lí mênh mang với khung trời xanh lơ vời vợi . Trong tâm tưởng chúng tôi mơ màng đang ngồi vắt chân trên ngôi nhà sàn lợp tre cổ truyền của người Dai (Thái Lự ,Lữ ; Tai Lu ) tận vùng sâu tít miền nam Vân Nam , đang dùng tay ăn những miếng xôi , chấm vào tương ớt cay nồng .
(Còn tiếp)
1. Silk Road region of the far west .
2. Uyghur : Uyghur: ئۇيغۇر; simplified Chinese: 维吾尔 ; Người Anh đọc là "wEEger" , âm Việt : ui-gờ . (tiếng Trung: Weihu, Duy Ngô Nhĩ), là một dân tộc Trung Á sống chủ yếu ở tỉnh Tân Cương và Hồ Nam, Trung Quốc, Tây bá lợi Á Nga (Siberia), Pakistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mongolia, Uzbekistan, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Trung Quốc, họ được gọi là người Hồi Hột , tên này có nghĩa là Liên Minh Cửu Tộc (Confederation of Nine Tribes ).
Dân số họ khoảng một triệu ngườị Người Uyghur mang trong mình dòng máu pha trộn giữa người Mông cổ và người Kokasoid. Tổ tiên của họ từng là một thế lực đáng kể ở phía Bắc Trung Quốc thời Đường tới thời Tống. Tôn giáo chính hiện nay của họ là Hồi giáọ Người Uyghur giỏi sản xuất nông nghiệp, thủ công nghệ và buôn bán.
3. fiefdom, fief, feud, feoff, fee : bộ tộc .
4. those the Han-Chinese traditionally regarded as uncivilized or barbarian .
5. tandoor (flatbread) : A tandoor is a cylindrical clay oven used in cooking and baking.
Nhưng vào năm 2005 , trên hai chuyến hành trình đơn độc đầu tiên tới Trung Quốc trong quyển sách này , cả hai chúng tôi đều không chuẩn bị kỹ cho những thứ mà chúng tôi tìm thấy . Chúng tôi hoàn toàn bị thụ động với đầy sự kinh ngạc . Chúng tôi được nghe tất cả tin tức về một nền kinh tế phát triển nhanh chóng . Chúng tôi trao đổi với bạn bè cùng sở thích về sự thay đổi mau lẹ này . Chúng tôi từng đọc , tra cứu sách vở tài liệu . Nhưng rồi chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng . Trung quốc vào thế kỉ hai mươi mốt thật hoàn toàn khác biệt với Trung quốc chúng tôi gặp gỡ vào những năm 1980 .
Chúng tôi nhận thức ra chúng tôi đang chứng kiến cho một sự thay đổi kinh tế và gây ấn tượng sâu sắc nhất trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi . Trung quốc như là một con sông đầy sóng gầm , dâng cao theo từng ngọn thủy triều , cuồn cuộn trôi về mãi xa . Một đàng như giọng nói quyến rũ , mê hoặc , nẻo kia đầy nỗi lo âu . (1) Bởi mục tiêu chính của chúng tôi là tìm kiếm , càng nhiều càng tốt , với những con mắt người dân sinh sống chung quanh , và ngoài cùng của trung tâm Trung quốc , những gì chúng tôi thấy đáng cảnh giác .
Nền thịnh vượng về kinh tế Trung quốc gập ghềnh mấp mô bừa bãi (2) , và những gì không thuộc Hán (Han China) thì thông thường đi vào ngõ cụt . Những cơn nhập cư đông đảo từ các vùng có mật độ dân số cao đến những miền dân cư hẻo lánh ở Tây Tạng và Tân Cương cho thấy thế áp đảo hoàn toàn đến nền văn hóa địa phương .
Để cho các bạn một ý thức về tất cả sự thay đổi này , chúng tôi xếp đặt các "câu chuyện" theo lịch trình , khởi đầu với chuyến du hành đầu tiên của bà Naomi vào Trung Hoa lục địa mùa hè năm 1980 , và cho đến những chuyến đi về sau này . Chúng tôi ước mong rằng sự sắp xếp các mẫu chuyện theo một cách có thể bạn hình dung được những sự đổi thay đầy cảm giác của những vùng ngoài Vạn Lí Trường Thành , không những chỉ về văn hóa mà còn về ẩm thực . Mỗi chương bao gồm sơ lược tóm tắt về một sắc dân nào đó , người Hồi Hột , người Tây Tạng chẳng hạn . Dĩ nhiên không thể nào cứ tóm lược từng chi tiết một , nhưng chúng tôi hi vọng sẽ đưa ra một số ý kiến về sự đa dạng của những dân tộc ngoài này . Cũng như , lần đầu tiên , chúng tôi ký tắt chữ " N " hay là "J" vào cuối mẫu chuyện hầu các bạn có thể đoán ai là tác giả . (N là bà Naomi , J là ông Jeffrey )
Đây là cuốn sách nói về ẩm thực , cách nấu nướng , không phải là luận án , nhưng có lẽ là sách nấu ăn có thêm gia vị "chính trị " mà chúng tôi đã từng viết (mặc dù chúng tôi nghĩ rằng tất cả sách nấu nướng của chúng tôi , và rất nhiều sách về ẩm thực chúng tôi khen ngợi , đều có hàm nghĩa chính trị bên trong ) . Nói đến thực phẩm và cách nấu , Trung quốc là nơi xuất sắc phi thường . Sự đa dạng , tính khéo léo , tài tháo vát , bề dày lạ thường của lịch sử , truyền thống , và văn hóa - tất cả làm ra thức ăn Trung quốc , ăn uống tại Trung quốc , một trong những cái hoan lạc đời người . Nhưng miếng ăn ở Tây ban nha không chỉ là miếng ăn tại Madrid hay Barcelona , thực phẩm của Trung quốc còn nhiều thứ hay ngon hơn thức ăn tại Bắc Kinh , Thượng Hải và Quảng Châu . Từ Tây Tạng đến Tân Cương (3) , từ Nội Mông đến Vân Nam , thức ăn du hành liên tục qua lại trong các miền này , đã lai giống sinh sôi nẩy nở (4) , qua nhiều niên thế kỉ .
Và ngày nay càng có những cuộc du hành .
Cuốn sách này không những chỉ nói đến đồ ăn các dân tộc sinh sống ngoại vi bức Trường Thành to lớn này mà còn ám chỉ đến sự tồn vong văn hóa và sự bảo quản thực phẩm , văn hoá của các hội đoàn xã hội nhỏ bé so với tác động của anh chàng khổng lồ tại ngưỡng cửa (Hồng Môn Đại Yến ) .(5)
Chú thích:
1. On one hand it is mermerizing , and on other hand frightening .
2. wildly uneven .
3. Tân : mới ; Cương : lãnh thổ .
4. cross-fertilized .
5. but also cultural survival and the preservation of food and culture in smaller societies faced with the impact of a giant at the doorstep .
Đoạn này làm người dịch nhớ lại chữ Ngưỡng cửa , Hồng Môn đại yến , Hạng Võ (nước Sở) mời Lưu Bang (Hán) tới dự tiệc Hồng Môn để trừ hậu hoạn . Ai dè Hạng Võ không nghe lời quân sư Phạm Tăng , không giết Lưu Bang , để rồi bị quân Lưu Bang đuổi tới cuối Ô giang , tự vẫn chết . Và rồi dân Hán sinh sôi nẩy nở mau lẹ đến ngày nay .
Thà như Hạng Trang , ai muốn múa kiếm giúp vui , chắc ngày nay chắc thế giới có bộ mặt thật khác lạ .
Ngày 7.2.2009
Ngày 7/2/2009
Saturday, February 7, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment