Đất đai
Theo mặt địa lý , Trung quốc giống nước Hoa Kỳ một cách lạ lùng , hai quốc gia lớn cùng với sự thay đổi cách biệt về phong cảnh địa hình . Nếu như bạn đem chúng nó sàng qua quanh trái đất , chúng vừa vặn khít khao nhau . Hai nước này như là anh em sinh đôi , rất giống nhau về diện tích và vĩ tuyến , với bờ biển miền đông với mật độ dân cư cao và miền tây tương đối khô khan . Miền bắc Trung quốc cũng tương tự như Mỹ , mùa đông giá lạnh và mùa hè nóng bức ; miền nam bán nhiệt đới , với mùa hè nóng và ẩm thấp .
Tuy nhiên về mặt địa lý lại có một sự dị biệt giữa hai nước : Trung quốc có một bờ biển miền Đông , và dân cư phát triển với sự thịnh vượng khác hẵn với miền tây nước này . Nó chỉ giống như Hoa Kỳ nếu như chỉ kéo dài tới bang Nevada và Arizona , thay vì bang California và cả miền tây duyên hải đầy thịnh vượng .
Mật độ dân cư , sự giàu có , nền nông nghiệp mở mang đều tập trung ở miền đông Trung quốc , một miền mở rộng từ bờ biển vào tận lục địa khoảng 800 dặm . Đây là trái tim của Trung quốc , nơi mà nền văn hóa Trung quốc được nảy sinh ra , phồn thịnh lên , cũng là nơi Hán tộc sinh sôi nảy nở bành trướng . (Trong sách này , chúng tôi gọi là miền trung tâm Trung quốc , central China . )
Nằm vòng ngoài miền Trung tâm Trung quốc là những miền chúng tôi nghĩ như là "Bên ngoài Vạn Lý Trường Thành . " Nơi đây là quê hương sinh sống của các dân tộc không phải là dân Hán với nhiều nền văn hóa dị biệt , kết hợp không bởi tính chất nhỏ hẹp mà về những môi trường vật lý đặc trưng của chúng . (1)
Bắt đầu từ biên thùy phía nam là các tỉnh Quảng Tây , Quí Châu và Vân Nam , nơi có địa thế núi non , với thực vật vùng cận nhiệt đới , thung lũng với con sông sâu hun hút ngút ngàn , và khí hậu mùa mưa lũ (monsoon climate) đưa tới những cơn mưa lũ vào những tháng hè . Những cơn mưa dày dặc và khí hậu ôn hòa khiến gạo luôn được trúng mùa ở khắp miền , và kể cả luôn các loại trái cây , cũng như rau rợ tươi tốt quanh năm . Khá nhiều dân tộc sống quanh các thung lũng này , cách biệt với nhau cho đến lúc gần đây .
Ở miền tây bắc Vân Nam và tây tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) , vùng lịch sử Tây Tạng , địa hình có nhiều núi non trùng điệp và cao độ trở nên chênh lệch , và cuối cùng nhập thành vùng cao nguyên Tây Tạng . Các con sông chính , bao gồm Nộ Giang (Salween) , Dương Tử Giang (Yangtze) , và Cửu Long Giang xuôi về nam xuyên qua các rặng núi cao , cắt thành các thung lũng sâu thẳm . Có vùng đầy cây rừng , với nhiều cơn mưa , trong khi những chỗ khác mưa trở nên ít ỏi , vì thế khó trồng trọt trừ phi gần đó có nguồn suối hay sông ngòi cung cấp nước . Người dân sinh sống bằng cách chăn nuôi thú vật và cấy trồng những hoa màu khỏe mạnh , dày dạn (2) như lúa mạch và khoai tây .
Tây Tạng bề ngang vào khoảng 1000 dặm chạy từ đông sang tây . Trung tâm Tây Tạng , có nhiều vùng núi cao , xen kẽ với vài thung lũng phì nhiêu . Nổi bật nhất là thung lũng mênh mông của sông Brahmaputra (Tây Tạng gọi là Yarlung Tsangpo ) (3) . Con sông này băng qua Tây Tạng chảy về hướng đông , theo các vực núi phía bắc Hi mã lạp sơn , quay về nam , xuyên qua các rặng núi , và tiến vào bang Assam (4) ở Ấn độ . Ở Tây Tạng , sự định cư và nông trại đôi khi nằm dưới các miền thung lũng , có cao độ trên 11000 bộ (3352 mét) . Dân làng theo truyền thống xây cất nhà cửa dưới chân đồi núi , có thể vì lý do bảo vệ phòng thủ và để tránh né các miền đất đang trồng trọt hoa màu . Mùa đông rất lạnh và khô ; mùa hè tương đối ấm áp , với thỉnh thoảng những cơn mưa lũ (monsoon) từ hướng nam tràn vào Hi mã lạp sơn . Sâu về hướng tây , cao nguyên Tây Tạng dần lên cao khoảng chừng 15000 bộ (4572 mét) . Dân cư thưa thớt , gồm vài sắc dân du mục sinh sống lang thang trên đồng cỏ với bầy dê , bò yak . (5)
Cao nguyên Tây Tạng phía bắc tiếp ranh với các rặng núi Côn Luân (Kunlun) , ngoài ra có những lưu vực khổng lồ Tarim và Sa mạc Takla Makan (6), một trong sa mạc lớn nhất thế giới , với những ốc đảo màu mỡ trồng trọt được đôi khi xuất hiện ở các rìa miền nam hay bắc . (Những con đường nối liền các ốc đảo này tới miền Trung tâm Trung quốc hay đến các nước nằm hướng Tây bây giờ gọi chung là Silk Road , Silk Route : Con Đường Tơ Lụa . ) Sa mạc phần lớn là cát , không dấu vết , vô tích sự . Vài khúc sông nhỏ chảy vào , cạn dần đi ; không có nước thoát ra . Đây là lòng chảo khổng lồ không hề có nước thoát (vast drainageless basin) , ông Aurel Stein một nhà thám hiểm vùng này đã đặt tên . Sa mạc này nằm trong tỉnh lớn nhất của Trung quốc , Tân Cương . Trong sa mạc Takla Makan nhiệt độ vào mùa đông có thể xuống độ không Fahrenheit , trong khi vào mùa hè có thể lên đến 100 độ F . (37,7 độ C )
Rìa đông của lòng chảo Tarim nằm trong tỉnh Thanh Hải , nơi đây nó chênh chếch tăng dần độ cao khi tiếp xúc với cao nguyên Tây Tạng . Thanh Hải theo tiếng Hoa có nghĩa là Blue Lake , và cũng đồng nghĩa với tên hồ thật lớn đầy muối mặn , Koko Nor (Hồ Xanh theo người Mông Cổ ) ở miền bắc Thanh Hải .
Rìa tây của lòng chảo Tarim bao quanh bởi rặng núi Pamir , nơi đây khí hậu khắc nghiệt , thay đổi thật nhanh và có những cơn gió hung bạo . Những người dân ở đây vừa chăn dê cừu vừa trồng trọt để bổ khuyết sinh sống trên miền cao . (8) Trong vùng thung lũng thấp ít có dân cư sống về nghề cày cấy . Những ngọn núi cao nhất nơi đây cao hơn 22000 bộ (6700 mét) , và trong các thung lũng hình chữ U mênh mông , bò lông dài yak và dê nhai gặm cỏ dai nhắc mọc vào mùa hè .
Dọc theo rìa tây bắc lòng chảo Tarim là rặng núi chạy đông tây , băng tuyết quanh năm , Thiên Sơn (9) (Tian Shan) , hay còn gọi là Celestial Mountains . (10) . Chúng chia lòng chảo Tarim ra khỏi lưu vực khô ráo khác từ phương bắc , Dzungaria . Đây là bình nguyên to rộng đầy cánh đồng cỏ và đầm lầy muối mặn , bao quanh bởi các ngọn đồi núi , nổi tiếng là ngọn núi Altai , điểm mốc giữa hai nước Nga và Mông Cổ . Đông vào mùa sớm và thường khắc nghiệt . Vào tuần lễ thứ ba tháng Chín lá cây đã đổi màu .
Phía đông lòng chảo Dzungaria là sa mạc lớn nhất , Qua Bích (Gobi) 11) . Phần lớn nằm trong lãnh thổ Mông Cổ , nhưng một phần lại nằm trong biên giới Trung quốc bây giờ thuộc tỉnh Nội Mông (Inner Mongolia) , một cao nguyên nằm sâu nội địa mênh mông . Một lần nữa , khí hậu băng giá vào mùa đông , và nóng vào mùa hè . Trong tỉnh Nội Mông rất ít có cây lớn . Từ trung tuần tháng Sáu đến đầu tháng Chín lượng mưa chỉ đủ cung cấp cho mùa màng trồng trọt , và cho những cánh đồng cỏ xanh tươi .
Đứng cách xa những triền đồi hình cong mấp mô dạng sóng (rolling hills) , các lòng sông khô cạn nằm rải rác , địa thế khá bằng phẳng , không chỗ ẩn núp mỗi khi gặp cơn gió bão nổi lên .
Phong cảnh đẹp như vậy nhưng chỉ có sự gan dạ , đầy tháo vác mới có thể sinh tồn được , miền Nội Mông chỉ là quê hương cổ truyền lâu đời của dân du mục . Trong mấy trăm năm mới đây , người dân Hán tới đây sinh sống , trồng trọt và cày cấy . Trong kỷ nguyên mới , các công ty nổ mìn và nhiều công ty khác nhất quyết khai thác và rút chiết ra những tài nguyên khoáng sản màu mỡ , tạo ra những mỏ lộ thiên (open-pit mining) , những thị trấn và thành phố quanh nơi họ làm việc . (12)
1. They're traditionally home of non Han peoples of many distinctive cultures , shapes in no small part by their unique physical enviroments .
2. hardy crop .
3. Sông Yarlung Tsangpo bắt nguồn ở cao nguyên tuyết băng Jima Yangzong gần núi Kailash ở phía bắc Hi mã lạp sơn. Dòng sông sau đó xuôi chảy về phía đông khoảng 1.700 km, với độ cao trung bình 4.000 mét so với mực nước biển, và là con sông lớn cao nhất trên thế giới. Ở điểm cực đông, nó chảy vòng xung quanh núi Namcha Barwa và tạo nên vực núi Yarlung Tsangpo, được coi là hẻm núi sâu thẳm nhất thế giớị
4. Assam nổi tiếng với chè Assam, tài nguyên dầu mỏ , lụa Assam và nổi tiếng vì sự đa dạng sinh học Assam. Bang đã bảo tồn thành công Tê giác Ấn Độ một sừng khỏi tuyệt chủng ở Kaziranga, hổ ở Manas và cung cấp một trong những nơi sinh sống cuối cùng của voi châu Á. Bang đã đang ngày càng trở thành một điểm đến du lịch phổ biến của du khách thamn quan cuộc sống hoang dã và đáng chú ý là có Kaziranga và Manas đều là di sản thế giới . Assam cũng nổi tiếng vì có rừng cây Sal và các loại lâm sản, hiện nay đã bị suy kiệt rất nhiều. Là một vùng đất có lượng mưa cao, Assam được thiên nhiên ban tặng con sông vĩ đại hai bên có cây cối sum suê Brahmaputra, một con sông có các nhánh và các hồ vòng cổ cung cấp khu vực địa ma.o-thủy mạo độc đáo và một môi trường đe.p. (Theo Wikipedia)
5. Bò Tây Tạng (danh pháp khoa học: Bos grunniens) là một loài bò lông dài được tìm thấy trong suốt khu vực Himalaya ở miền nam Trung Á, bao gồm cao nguyên Thanh-Tạng và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ. Ngoài các quần thể thuần hóa lớn còn có các quần thể nhỏ bò Tây Tạng hoang dã dễ thương tổn. Trong tiếng Tạng, từ gyag chỉ được dùng để nói tới các con đực của loài này; còn con cái được gọi là dri hay nak. Trong một số ngôn ngữ vay mượn từ gyag, như tiếng Anh, người ta dùng từ yak để chỉ cả hai giới . (Theo wikipedia)
6. Sa mạc Taklamakan (Takelamagan Shamo, 塔克拉玛干沙漠, Tháp Khắc Lạp Mã Can sa mạc), cũng gọi là Taklimakan, là một sa mạc tại Trung Á, trong khu vực thuộc Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nó có ranh giới là dãy núi Côn Lôn ở phía nam, dãy núi Pamir và Thiên Sơn (tên cổ đại núi Imeon) ở phía tây và phía bắc.
Taklamakan được biết đến như là một trong các sa mạc lớn nhất trên thế giới[1], đứng hàng thứ 15 về kích thước trong số các sa mạc lớn nhất không ở vùng cực của thế giới[2]. Nó bao phủ một diện tích 270.000 km² của lòng chảo Tarim, dài khoảng 1.000 km và rộng khoảng 400 km. Ở rìa phía bắc và phía nam của sa mạc này là hai nhánh của Con đường tơ lụa do các lữ khách đã tìm kiếm ra để tránh vùng đất hoang khô cằn[3]. Trong những năm gần đây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã xây dựng đường cao tốc xuyên sa mạc để nối liền các thành phố Hòa Điền (Hotan, ở rìa phía nam) với Luân Đài (Luntai, ở rìa phía bắc). (Theo wikipedia)
7. Hồ Thanh Hải (tiếng Trung: 青海湖, bính âm: Qīnghăi hú) hay hồ Koko Nor (từ tên gọi trong tiếng Mông Cổ) là hồ lớn nhất Trung Quốc và còn là hồ nước mặn lớn thứ hai thế giới sau Great Salt Lake ở Mỹ. Hồ Thanh Hải cũng là hồ rộng nhất không có hệ thống thoát nước ra ngoài tại Trung Quốc tọa lạc trên độ cao 3.205 m-3.260 m so với mực nước biển trên bồn địa của cao nguyên Tây Tạng, cách thủ phủ tỉnh Thanh Hải là thành phố Tây Ninh khoảng 100 km về phía tây. 23 sông và suối đổ nước vào hồ Thanh Hải . (Theo wikipedia)
8. Herders and seminomadic agriculturalists eke out a living at higher elevation .
9 . Trong truyện Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung có nhắc đến bà "Thiên Sơn Đồng Mỗ " . Bà ta tu luyện ở núi này và Thiên Sơn Viên Đại Hiệp đi bắt loài lang sói ở đây về nấu món "Thiên Sơn Thất Lang Đại Cẩu Pín " .
10. Thiên Sơn (tiếng Hán: 天山, Pinyin: tiān shān; có nghĩa là "núi trời"), là một dãy núi nằm ở khu vực Trung Á, về phía bắc và phía tây của sa mạc Taklamakan trong khu vực biên giới của Kazakhstan, Kyrgyzstan và khu tự trị Tân Cương Duy Ngô Nhĩ ở phía tây bắc Trung Quốc. Về phía nam, nó nối liền với dãy núi Pamir.
Tên gọi Thiên Sơn được sử dụng rộng rãi hiện nay là sự phiên âm sang tiếng Trung của tên gọi trong tiếng Duy Ngô Nhĩ Tengri Tagh (dãy núi thần linh).
Trong bản đồ học phương Tây thì khu vực kết thúc phía đông của nó thường được hiểu là ngay trước Ürümqi, trong khi dãy núi về phía đông thành phố này gọi là dãy núi Bogda Shan. Tuy nhiên, trong bản đồ học Trung Quốc, từ thời nhà Hán tới ngày nay, Thiên Sơn được coi là bao gồm cả Bogda Shan và dãy núi Barkol.
Thiên Sơn là một phần của vành đai kiến tạo núi Himalaya được hình thành do va chạm của các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu trong đại Tân sinh. Nó là một trong những dãy núi dài nhất ở Trung Á, kéo dài khoảng 2.800 km về phía đông tính từ Tashkent ở Uzbekistan.
Đỉnh cao nhất của dãy núi Thiên Sơn là đỉnh Pobeda với độ cao 7.439 m (24.408 ft), và là đỉnh cao nhất ở Kyrgyzstan, nằm trên biên giới với Trung Quốc. Đỉnh cao thứ hai của Thiên Sơn là đỉnh Khan Tengri (thần linh hồn), có độ cao 7.010 m, nằm trên biên giới Kazakhstan-Kyrgyzstan. Hai đỉnh núi này được phân loại là hai đỉnh cao trên 7.000 m nằm cao nhất về phía bắc của thế giới.
Hành lang Torugart, nằm ở độ cao 3.752 m (12.310 ft), nằm trên biên giới giữa Kyrgyzstan và khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc.
Dãy núi Alatau có rừng, nằm ở cao độ thấp hơn ở phần phía bắc của Thiên Sơn, có những bộ lạc dân chăn thả gia súc sinh sống. Họ nói tiếng Turk.
Các con sông chính chảy trong khu vực Thiên Sơn là sông Syr Darya, sông Ili và sông Tarim.
Một trong những người châu Âu đầu tiên đến Thiên Sơn và có miêu tả về nó chi tiết là nhà thám hiểm người Nga Peter Semenov Tyan-Shansky vào thập niên 1850. (Theo Wikipedia)
11. Sa mạc Qua Bích (Gobi) theo như người Mông Cổ gọi là vùng biển cạn (Dry Sea ) . Nơi đây từng là vùng các loài khủng long , bạo long như Velociraptor , Protoceratop sinh sống . Bây giờ là coi như là một nghĩa địa các hóa thạch loài khủng long .
12. Gần đây người Trung quốc sẽ đưa vào 10000 người tới khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên Việt Nam .
Saturday, February 14, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment