Friday, January 2, 2009

Cay Chua Mặn Ngọt 2

Vì không cho biết chính xác của hai chữ này nên tôi xin đựơc giải thích theo những từ mà mình biết, dựa trên chữ viết tiếng Thái, vì phiên âm qua tiếng Anh thì không chính xác, và lối phiên âm qua tiếng Việt thì chưa có một mẫu chuẫn nào cả, và dựa trên việc đoán là bạn hoanghac1 cũng đang nói về thức ăn của vùng Đông Nam Á nữa.

ลาบ (phát âm: Lạp): Là một món ăn của người Thái, từ vùng Bắc Thái nhiều hơn, và người Lào. Làm bằng cá, thịt, bằng cách băm nhỏ ra và trộn chung với những rau hành khác như: ớt, rau húng, hành và ... mắm tôm nữa. Khi ăn được xúc với bánh tráng hoặc lá sú hoặc một vài loại rau cải khác. Chữ này có thể dịch qua tiếng Việt như: Gỏi Lạp vì hình thức ăn giống như ăn gỏi của người Việt mà thôi. Nếu trộn với gà thì chúng ta có thể gọi là gỏi lạp gà. Người Thái dùng món này để “Nhậu” trước khi ăn những món chính.

แสบ (phát âm: Saẹp?): Cay, rát. Giống như cay mắt hoặc rát họng

oooooOOOooooo

Trong thị trấn và thôn làng người Lào , thức ăn tương đồng như của người Issaan , nhưng cũng có một số người biểu rằng , vẫn có sự khác biệt theo miền bắc hay miền nam . Sin Khouai , thịt trâu rất thông dụng và có cái làm chúng tôi ngạc nhiên , là có cả thịt gà tây . Ở những miền xa xôi hay vùng núi đồi , có nhiều bộ tộc sinh sống hơn ở vùng Hạ Lào ; chợ quê bày bán đầy rau củ , lá và măng non , những thứ này họ đi hái nhặt trong miền hoang dã , và các chàng thợ săn xách các con thú nho nhỏ và chim chóc mà họ đã bẫy được hay săn bắn trong rừng . Trong các ngôi chợ dù lớn hay bé , có bày bán cả cóc ếch , lươn , cá vừa bắt , đủ loại hoa lá và rau cỏ , và các bó rau muống chất hàng đống , là những thứ kiếm được tại nơi họ ở . Nó nhắc nhở một điều nước Lào không có mật độ đông , rộng lớn , hoang dã : dân số chỉ có ít hơn năm triệu người trong một quốc gia bằng nửa Thái Lan (với sáu mươi triệu người)

Trong nhiều phương diện , người Lào có nhiều điểm tương tự như người Issaan và người miền Bắc Thái Lan trước năm 1950 . Nhiều cụ già bà lão từ Thái , đi du lịch qua Lào , thường nhận xét rằng các ngôi chợ thực phẩm người Lào , làm họ nhớ đến Thái Lan đến bốn mười hay năm mươi năm về trước , " cảnh cũ người xưa , ôi giấc mơ về "

Nghệ thuật nấu nướng theo miền khác hẵn nơi khác , tập trung ở thành phố Luang Prabang . Ở nơi đây , người ta lại thích thức ăn đăng đắng hơn , đặc biệt như món kho như là OAW' MOO ( xem món Thịt Heo hầm với Khổ qua của Luang Prabang , trang 245) . Về phương nam , ở thành phố Vạn Tượng , cách nấu nướng lại giông giống như người Issaan , với những món gà quay hay cá nướng , hàng chuỗi xúc xích , sao sa sền sệt cay xè , và những miếng khô (trâu) đã ướp hương vị . Cả hai miền , các loại thức ăn gói bằng lá , gọi là MIANG , là những món được ưa thích trên đường phố (xem trang 269) . Có vài món ăn của người Việt trong các thị trấn lớn : các quầy hàng với người ăn với tô súp ngạt ngào hương thơm , PHỞ ; những xâu nem nướng thơm phức , những ổ bánh mì Sai Gòn và những chiếc bánh xèo vàng ngầy ngậy , ăn nghe dòn dòn trong miệng .

Một trong những lý do mà người ta ưa thích du lịch ở Lào là để thưởng thức món XÔI NẾP . Nó ít bóng bẩy mỡ hơn xôi Thái mà họ hay quảng cáo thương mại , và nêm nếm được hương vị ngọt ngào của từng hạt nếp một . Nó là thức ăn chính yếu hàng ngày , đặc biệt ở các thôn làng và trong thị xã nhỏ .


Chú thích :

1. river weeds : loài rong dưới sông ,
2. miang : tôi nghĩ là các loại bánh ú , bánh ít , gói bằng lá chuối , lá dong .

Nguoi Mien

Cách nấu ăn của người Miên , giống như thực phẩm và cách nấu của miền Đông Nam Á , căn bản là các món ăn với cơm - không phải xôi nếp , mà là loại gạo tẻ thơm ngát . Bún hay mì là món hay ăn , cũng như món cá . Cá tươi đem nướng hay nấu cà ri hay chiên xào , và , tương tự như Thái Lan , Lào , và Việt Nam , người Khờ Me dùng NƯỚC MẮM (tiếng Miên là TUK TRAEY) và MẮM CÁ BÒ HÓC (prahok) để tra hay nêm nếm vào thức ăn . Mặc dù người Miên không có tập tục ăn chay trường (như người Trung Hoa và người Việt ) , thịt và cá ăn rất điều độ , có chừng mực , họ ăn với rất nhiều rau quả , và nấu nướng với rau xanh còn tươi màu , và luôn luôn ăn kèm theo cơm hay mì , bún .

Mùi vị êm dịu hơn thức ăn của người Đông Bắc Thái Lan ( Issaan ), ít cay nồng hơn , ít ngọt ngào hơn so với thức ăn của người miền nam Việt Nam , và chua hơn , dậy thơm mùi chanh tươi . Trong các ngôi chợ , xả được bào và chất đầy vun , và khi có ai đi ngang qua , các bà các cô vội vã nhanh tay bào gọt thêm , và khi thoạt nhìn thấy hàng đống củ gừng non hay riềng để bán , bạn có thể có một ý nghĩ vui vui đậm đà trong đầu là cái mùi vị đặc biệt hăng cay đã đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuật nấu ăn của người Miên . Như ở trong Thái Lan , món cà- ri nào đều phảng phất mùi gừng cay ; gừng được chiên xào với rau , không phải chỉ cho thoáng hương thơm , mà cho một nắm tay đầy gừng vào . (xem món Thịt Bò xào gừng , trang 219) . Người ta pha chế nước cà- ri tươi bằng cách giã đập cho nhuyễn trong cối đá ; và thường dậy lên mùi xả nồng nàn . Những món ăn có cà ri được hấp hay ninh hầm và beo béo ngọt ngào với cốt nước dừa (xem món Gà Samla với nước cốt dừa , trang 204) . Nó là tất cả những gì , thức ăn ngạt ngào hương thơm của miền nhiệt đới có thể so sánh với món ăn của người bắc Thái hay Vân Nam .

Trong thời kỳ bị đô hộ bởi người Pháp , từ năm 1880 đến khoảng năm 1950 , ít nhiều còn vương sót lại đến thực phẩm của người Miên cũng như người Việt Nam , ít ra thì ở các tỉnh thành . Trong thành phố , mỗi buổi sáng bánh mì Pháp được rao bán ( ơi ới) , và có bán cả ổ bánh mì kẹp thịt , dăm bông ( xem Bánh mì Mekong , trang 284) . Bơ cũng được ăn chung với một vài món ; thịt thà , đặc biệt là thịt bò hay thịt trâu , ai có dư dả thì mới hay ăn nhậu đủng đỉnh được . Cà phê được trồng trọt tại Cambochia , Lào và Việt Nam , nên đâu đâu cũng thấy các quán hàng cà phê trong tỉnh thành .

Chú thích :

1 . Galangal : Riềng , một loại gừng

No comments:

Post a Comment