Friday, January 2, 2009

Cay Chua Mặn Ngọt 3

Ở miền châu thổ sông Cửu Long , Việt Nam và lân cận Sài Gòn cũng như những nơi khác , đôi đũa là cái gắp thức ăn tiêu chuẩn (miền Nam Trung Hoa và những miền khác trong vùng sông Mekong , người ta ăn thức ăn với đôi bàn tay hay dùng thìa muỗng xiên nĩa , chỉ trừ khi họ ăn hủ tiếu hay bún phở .) Bánh phở, hủ tíu hay bún rất là phổ thông , chỗ nào cũng bày bán , và một trong những món như vậy là HỦ TIẾU , tương tự như tiếng Khờ Me , KTIEU . Một món khác như XÔI , gạo nếp thổi lên với đậu xanh hay đậu phọng (lạc) hay đậu đen , gói xôi thơm phức lơ thơ lất phất thêm nước cốt dừa béo ngậy , cộng thêm vài cọng rau thơm xanh ngào ngạt hương nồng , trong khi ở miền Bắc Việt Nam , thường nấu xôi đậu đen hay xôi lạc (xôi đậu phụng , thêm tí hạt vừng giã nhuyễn phưng phức thơm ngon ) . Cá sông Cửu Long ,
vừa được bắt lên hay là từ một trong các trại nuôi cá , bè rộng cá lơ lửng trên mặt sông , được bày bán trong chợ. Rắn cũng đầy rẫy , và cả ốc bưu ,( ốc len xào dừa theo từng mùa , theo từng cơn nước gọi )

Những dĩa to ăm ắp rau thơm , húng quế , húng cây , rau răm , tía tô , kinh giới , rấp cá được bày biện trên bàn , thơm tho và tô điểm thêm các món trong từng bữa ăn . Một món ăn đặc sản địa phương là CANH CHUA ( với cá bông lau ) , là anh em họ hàng láng xóm với món TOM YUM của Thái Lan , một món ăn khác , nấu với ngọn lửa riu riu mằn mặn ngòn ngọt là CÁ KHO TỘ (KHO TIÊU , với hương cay nồng của bột tiêu) . Thiên tài người Việt đã biết cách dung hòa kết hợp giữa thức ăn nấu chín và rau cỏ tươi xanh , thể hiện đầy đủ trong món GỎI CUỐN , tôm tươi luộc chín , thêm tí bún , sà lách ẩn bên lớp bánh tráng trong cuộn tròn .

Trong khí hậu nhiệt đới với nguồn nước dồi dào vô tận , hoa trái đủ loại , vô số kể . Này vải , nhãn và xoài tượng xoài cát và chôm chôm , trái bơ beo béo , và một loại trái hơi hường hường , nhìn có vẻ ngoại lai , trái THANH LONG (mắt rồng) . Vùng đồng bằng Cửu Long , Cần Thơ nói riêng nổi tiếng với các loại bánh ngọt , bánh ít , bánh nhưng đậu xanh nước dừa .

No comments:

Post a Comment